Định giá startup thế nào cho đúng khi gọi vốn đầu tư?

1
2303

Nhiều start up hoặc doanh nghiệp không biết định giá ý tưởng kinh doanh hay doanh nghiệp của mình, dẫn đến việc không biết gọi vốn bao nhiêu là đủ.

Không có một công thức chung dành cho định giá nhưng việc bạn định giá công ty của mình bao nhiêu liên quan chặt chẽ với doanh thu kỳ vọng trong tương lai của bạn. Làm thế nào để định giá cho đúng khi gọi vốn đầu tư? Hãy lưu ý một số điều sau nhé.

Không nên định giá quá cao

Nếu bạn ước lượng doanh thu năm kế tiếp có tiềm năng đạt được là A, nhưng vì muốn định giá cao, bạn nâng doanh thu lên gấp 1,2 hay 1,5 lần, thậm chí là 2 lần. Như thế, bạn đã tự “hão huyền” đặt mình vào thế khó không thoát ra được.

Nếu định giá quá cao một cách bất hợp lý, các nhà đầu tư có thể sẽ bỏ lơ bạn luôn ngay từ đầu. Nếu nhận được đầu tư thì cứ qua mỗi vòng, giá trị của công ty bạn bắt buộc phải tăng lên so với vòng trước và có trường hợp nó sẽ càng ngày càng cao hơn nhiều so với giá trị thực. Khi không thể phát triển thêm nữa thì bạn sẽ thất bại.

Không dùng chiêu trò làm tăng giá trị

Nguyên tắc khi định giá startup và doanh nghiệp là không nên dùng chiêu trò để hoàn hảo và làm tăng giá trị để được nhiều tiền đầu tư hơn. Hãy nói sự thật, không “vẽ vời, hoa lá” sẽ chỉ làm bạn thiệt mà thôi.

Hơn nữa, các nhà đầu tư là những người có nhiều kinh nghiệm thương trường sẽ hiểu hơn bạn rất nhiều và biết bạn đang nói sự thật hay “phóng đại”, nếu bạn thiếu nhất quán và có sử dụng chiêu trò, nhất định bạn sẽ bị từ chối ngay lập tức.

Định giá startup cần phải hợp lý
Định giá startup cần phải hợp lý

Định giá theo từng giai đoạn phát triển

Tốt nhất, nên định giá được ý tưởng, dự án của mình theo từng giai đoạn phát triển, để khi một nhà đầu tư nào đó muốn rót vốn vào thì cả bạn và họ đều biết được là mình cần bao nhiêu tiền và khả năng họ sẽ rót vào bao nhiêu vốn.

Một doanh nghiệp sẽ có nhiều vòng gọi vốn khác nhau. Một doanh nhân có thể đi từ giai đoạn “idea” (chỉ có ý tưởng hoặc ý niệm về những gì mình sẽ làm) sang “prototype” (đã có sản phẩm mẫu).

Khi cần thêm tiền để bước vào giai đoạn “commercialize” (chính thức sản xuất hàng loạt hoặc marketing rầm rộ để phân phối sản phẩm, kéo người dùng về dịch vụ/ phần mềm/ apps..), bạn gọi vốn ở lần đầu tiên, vòng gọi vốn này thường được gọi là “Seed fund” (gọi vốn hạt giống – giai đoạn này các Nhà đầu tư cá nhân thường tham gia vào hơn là Quỹ đầu tư, kể cả Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng ít khi tham gia vào từ giai đoạn rất sớm này, trừ những thị trường mới nổi, đang rất “sốt” và quỹ vừa được giải ngân một nguồn vốn dồi dào).

Khi doanh nghiệp sử dụng hết lượng tiền ở giai đoạn đầu, theo kế hoạch họ bước vào vòng gọi vốn thứ 2, vòng này thường được gọi là “Serie A”. Vòng gọi vốn tiếp theo nữa sẽ được gọi là “Serie B”, rồi “Serie C”, “Serie D”… Cứ thế theo bảng chữ cái Alphabet.

Cứ sau mỗi vòng gọi vốn, thì giá trị vốn hóa doanh nghiệp của bạn lại thay đổi. Vậy nên hãy định giá cho đúng để tránh thiệt thòi về sau cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, không ít mô hình startup tại Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến điều này, do đó, khi nhà đầu tư ngỏ ý thì gần như không thể định giá được giá trị của dự án. Mà chỉ dựa trên giá trị của một trong 2 phần, đó là chi phí thực tế đã được bỏ ra để đầu tư và số vốn điều lệ khi thành lập công ty.

Một số cách cải thiện định giá startup

Định giá startup của bạn sẽ cao hơn nếu có một số yếu tố sau:

– Có một thành công trước đó sẽ khiến nhà đầu tư có thiện cảm và ưu ái hơn.

– Đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, bạn cần tìm những người giỏi chuyên môn, có khả năng lãnh đạo, quản lý lĩnh vực của mình.

– Những cột mốc phát triển quan trọng giúp startup được định giá cao hơn sau mỗi vòng gọi vốn.

Tất nhiên, theo tâm lý, startup càng được định giá cao càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần định mức giá hợp lý để tránh trường hợp mức giá đó không được hỗ trợ bởi thị trường dẫn đến thất bại về sau.

Định giá startup thế nào cho đúng khi gọi vốn đầu tư?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here