Doanh nghiệp SME nên làm gì trong thời kỳ hội nhập?

0
1412

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam cần phải làm gì để có thể tồn tại trong nền kinh tế hội nhập hiện nay? Dưới đây là những chiến lược mà SME nên làm.

1. Chiến lược đổi mới

Các SME phải mạnh dạn thay đổi, đưa ra những ý tưởng và những hoạt động mới, đặc biệt là những công ty hoạt động ở các lĩnh vực như công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

Các kiến thức này có thể khai thác từ những công ty thứ ba hoặc các viện nghiên cứu, các trường đại học thực hiện việc nghiên cứu và phát triển (R&D).

2. Ứng dụng công nghệ thông tin

Các SME cần đưa công nghệ thông tin, cụ thể là internet và điện toán đám mây vào các hoạt động của doanh nghiệp để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do quy mô và nguồn lực hạn chế.

Tận dụng internet, các SME có thể marketing toàn cầu với chi phí rất thấp, sử dụng các phần mềm quản lý tài chính và kế toán giúp nâng cao khả năng quản lý, giảm được các chi phí khá cao liên quan đến quản lý doanh nghiệp…

3. Thị trường ngách

Một số SME theo đuổi các ngách thị trường chuyên biệt trong nước hoặc nước ngoài. Tìm kiếm thị trường ngách để phát triển là một hướng khả thi giúp doanh nghiệp SME có thể tồn tại và phát triển.

4. Tham gia các mạng lưới và các cụm (cluster) chuyên biệt

Các SME có thể tạo được lợi thế cạnh tranh toàn cầu bằng việc tham gia vào những mạng lưới kinh doanh và hợp tác với các SME hoặc các doanh nghiệp lớn khác.

Các công ty có thể đổi mới bằng cách quan sát các ứng dụng công nghệ và tiếp cận các trang thiết bị trong mạng lưới, tạo mối quan hệ trong cộng đồng xã hội và các doanh nhân, có được sự hợp tác, tin tưởng với các hoạt động tư vấn công nghệ, tư vấn thương mại của các nhà cung ứng trang thiết bị, và sự tương tác với các nhà sản xuất trang thiết bị…

5. Liên minh chiến lược và các liên doanh

Một cách khác để các SME có thể nâng cao lợi thế là thông qua các liên minh, liên doanh quốc tế. Lợi ích của chiến lược này bao gồm việc tiếp cận các nguồn tài chính, các nghiên cứu chung, phát triển sản phẩm và những kênh phân phối rộng hơn.

Liên doanh giúp các SME với nguồn lực và kiến thức thị trường hạn chế có thể tham gia thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có thể liên minh dưới hình thức thực hiện R&D chung, sản xuất, marketing, cung cấp đầu vào hoặc hợp tác và phân phối.

6. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI)

SME có thể sử dụng chiến lược OFDI để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. OFDI (thiết lập cơ sở hoặc chi nhánh ở nước khác) cho phép doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn thị trường nước ngoài, làm tăng doanh số, kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Những điều này SME có thể không có được tại thị trường trong nước.

Có nhiều cách để SME thực hiện OFDI như có thể xây dựng một cơ sở hoặc chi nhánh từ đầu, hoặc đầu tư thông qua mua bán và sáp nhập (M&A). Thông qua M&A với một doanh nghiệp đang tồn tại, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp cận thị trường nước ngoài với sự hiện diện đã được thiết lập sẵn và đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.

Doanh nghiệp SME nên làm gì trong thời kỳ hội nhập?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here