Mở quán bánh cuốn nóng cần chuẩn bị những gì?

0
15184

Bánh cuốn nóng là một món ăn khá phổ biến và được nhiều người ưa thích, nhất là những ngày trời mưa hoặc trời lạnh, đĩa bánh cuốn nóng bốc khói luôn có sức hấp dẫn với nhiều người.

Việc mở một quán bán bánh cuốn nóng khá đơn giản nhưng sẽ đắt khách nếu bạn biết thực hiện đúng những thao tác làm bánh cuốn nóng, làm nước chấm, mua chả ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dưới đây là những bước giúp bạn mở quán bánh cuốn nóng bắt đầu kinh doanh.

1. Học cách nấu bánh cuốn ngon

Muốn kinh doanh đắt khách, nhất là ẩm thực, món ăn chính là linh hồn của quán. Bởi vậy, bạn phải thực sự am hiểu món ăn mình buôn bán, nghiên cứu kỹ về món bánh cuốn nóng.

Nguyên lý làm bánh cuốn là dùng hơi nước bốc hơi từ nồi nước nóng và bột gạo được tráng trên mặt vải, sau đó lấy bánh ra và cuốn với nhân thịt, nấm mèo đã được nêm và trộn sẵn.

Bạn phải tìm hiểu kỹ thuật tráng bánh, cách chọn nguyên liệu, cách pha bột với tỷ lệ hợp lý, cách định lượng, ướp, xào nhân bánh cuốn; cách chọn nước mắm và làm nước mắm ngon; kỹ thuật cuốn bánh cuốn để ra chiếc bánh đẹp; cách bảo quản bánh cuốn (giữ nóng, giữ mùi, giữ vị không thay đổi trong suốt thời gian kinh doanh)… để có được món bánh cuốn ngon nhất và phù hợp với khẩu vị mọi người.

Bạn có thể theo học các lớp dạy nấu bánh cuốn hoặc học hỏi bí quyết gia truyền nếu có. Nếu không, bạn tự nghiên cứu, học hỏi từ những người đi trước hoặc lắng nghe những nhà tư vấn

Thông thường, bánh cuốn nóng người ta đưa lò tráng ra bên ngoài, nhằm thu hút khách hàng và luôn đảm bảo bánh nóng khi ăn.

2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Đây là bước không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh. Bạn phải dành thời gian nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Xung quanh đó có quán bánh cuốn nào chưa, mật độ khách hàng ra sao, giá cả, đặc điểm khác biệt của quán… để từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu, lựa chọn món ăn để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải nghiên cứu dân cư, mức độ sống, đặc điểm khẩu vị khu vực… để có kế hoạch kinh doanh cho mình.

Bạn cũng phải nghiên cứu đưa ra những yếu tố khác biệt của quán so với những nơi khác, chọn địa điểm kinh doanh, giá bán phù hợp.

3. Chuẩn bị vốn

Vốn ban đầu để mở cửa hàng bánh cuốn không quá lớn, nhưng tùy khu vực, nếu bạn khởi nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu khoảng từ 50 triệu trở lên.

Vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí: Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên, chi phí sửa chữa mặt bằng và mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán; dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên…

4. Chọn thuê mặt bằng

Địa điểm kinh doanh, mặt bằng cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, số lượng khách hàng có thể đạt đến.

Quán bánh cuốn nóng nên mở gần trường học, công ty, công sở, khu đông dân cư, chợ, bệnh viện, thuận lợi giao thông, có chỗ để xe của khách… sẽ buôn bán suôn sẻ hơn.

5. Trang trí, mua thiết bị, đồ dùng cho quán, tìm nguồn nguyên liệu

Trang trí quán bánh cuốn nóng không cần quá cầu kỳ, tuy nhiên bạn có thể chọn phong cách riêng cho quán để mọi người nhớ đến từ biển hiệu, màu sắc chủ đạo đến bát đũa, cốc chén… Chú ý sắp xếp đồ và bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ, sáng sủa để khách ăn ngon miệng hơn.

Các thiết bị cần thiết làm bánh bạn có thể mua như: Máy xay bột gạo nước, dụng cụ tráng bánh cuốn…

Tìm nguồn nguyên liệu bạn phải chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, không vì lợi nhuận mà đặt mua nguồn kém chất lượng, hàng đểu sẽ ảnh hưởng đến hương vị bánh cuốn cũng như mất khách, mất thị trường dẫn đến quán phải đóng cửa. Bạn có thể liên hệ với các nguồn uy tín, có đảm bảo để lấy hàng thường xuyên và giá sẽ tốt hơn.

Chất lượng món ăn là yếu tố quyết định bán được hàng hay không
Chất lượng món ăn là yếu tố quyết định bán được hàng hay không

6. Nhân sự

Bạn cũng cần chú ý khâu tuyển người làm: nếu quy mô nhỏ, bạn cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu, chỉ cần 3 người là có thể thực hiện các việc tráng bánh, phục vụ, rửa chén, tính tiền.

Về quản lý quán: ban đầu bạn nên trực tiếp phục vụ, tráng bánh hay tính tiền để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, từ đó có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ… Khi quán đi vào hoạt động ổn định và có thể phát triển, bạn có thể tuyển Quản lý để thực hiện theo đúng những việc bạn đã thực hiện hiệu quả trước đây.

7. Hoàn tất thủ tục pháp lý

Sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoán (Cơ quan thuế sẽ đến thu). Ngoài ra bạn phải làm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh quán ăn.

Hoàn thành thủ tục pháp lý sẽ khiến công việc được suôn sẻ, thuận lợi hơn.

8. Quảng cáo, giới thiệu quán ăn

Khi quán đi vào hoạt động, bạn phải có chiến lược quảng cáo, marketing để nhiều người biết đến quán ăn của bạn hơn.

Ban đầu bạn có thể mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp… đến và họ sẽ giới thiệu những người quen biết khác. Sau đó, nên tận dụng marketing online thông qua mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo, lập website… Bạn cũng có thể tính đến việc ship hàng cho khách thay vì chỉ bán trực tiếp để có thêm nhiều khách hàng hơn nữa.

Mở quán bánh cuốn nóng cần chuẩn bị những gì?
5 (100%) 1 vote

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here