6 yếu tố giúp doanh nghiệp nhỏ tồn tại và lớn mạnh

4
1925

Hiện nay, mở doanh nghiệp trở thành xu hướng, trào lưu khởi nghiệp cho giới trẻ. Tuy nhiên không thiếu bạn trẻ đang bị ảo mộng, muốn làm giàu nhanh chóng, kiếm tiền tỷ trong 1 thời gian ngắn…

Thực tế, làm giàu nhanh và dễ là điều không thể bởi cái gì càng lớn nhanh sẽ càng chết sớm. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải lớn lên từng bước, từ từ đi nhưng thật vững chắc.

Dưới đây là những yếu tố giúp doanh nghiệp nhỏ tồn tại và lớn mạnh của anh Phạm Ngọc Thành – chủ doanh nghiệp phụ gia nhựa, doanh thu 20 tỷ đồng từ số vốn 50 triệu ban đầu.

Lập kế hoạch

Bất kể bắt đầu làm việc gì, bạn cũng đều phải lập kế hoạch chi tiết để cơ hội thành công cao hơn. Thành lập doanh nghiệp lại càng phải có kế hoạch tốt bới đây là việc quan trọng và khó khăn.

Lập ra một doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề cần xử lý. Do đó, đòi hỏi bạn phải có kế hoạch cụ thể, khoa học trong khâu chọn lựa nhân sự và sắp xếp công việc sao cho phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Sản phẩm

Kinh doanh muốn tốt thì sản phẩm là khâu quan trọng nhất, sản phẩm đó sẽ đến tay khách hàng nên nó sẽ quyết định sự thành bại của công ty bạn.

Bạn phải luôn phải đặt ra các câu hỏi như: mục đích cho ra sản phẩm này là gì? Nó có tính năng ra sao? Ai là người phù hợp sử dụng? Sản phẩm đã giúp khách hàng giải quyết được vấn đề của họ chưa? Có cần cải tiến gì nữa không?…

Chẳng hạn, khi bạn hoạt động trong lĩnh vực thời trang, đòi hỏi công ty bạn phải luôn tìm tòi, nghiên cứu để cho ra được những sản phẩm quần áo với thiết kế mới lạ, độc đáo thì mới đủ sức cạnh tranh với đối thủ.

Kinh nghiệm thương trường

Nhiều doanh nghiệp khi bước ra thương trường bị non yếu và không đủ sức chống chọi dẫn đến thất bại. Nguyên nhân là những người đứng ra thành lập một doanh nghiệp nhỏ của riêng mình thường có rất ít kinh nghiệm thương trường.

Để khắc phục vấn đề này, chẳng có cách nào khác nếu các bạn không chịu va chạm với thực tế và tự rút cho mình những bài học. Cách đơn giản là sau những cuộc gặp với khách hàng, đối tác… bạn phải luôn đặt ra cho mình những câu hỏi và tự trả lời để đúc kết những bài học kinh nghiệm trong làm ăn.

Vốn cũng là yếu tố rất quan trọng khi kinh doanh
Vốn cũng là yếu tố rất quan trọng khi kinh doanh

Vốn cũng là yếu tố rất quan trọng

Không có tiền thì không thể kinh doanh, đó là chân lý. Bạn có ít vốn thì làm nhỏ, nhiều vốn thì làm lớn hơn.

Tuy nhiên, lớn hay nhỏ đều phải có cách quản lí một cách khoa học. Phải hết sức tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, tránh tiêu tốn quá nhiều cho những khâu không cần thiết và dẫn đến thiếu tiền cho những giai đoạn tiếp theo.

Cái bẫy thường gặp trong kinh doanh đó là công nợ bởi khách hàng không phải 100% đều thanh toán đúng hạn. Do đó, bạn cần phải hết sức khéo léo để hạn chế tình trạng này, nhưng không làm mất lòng khách để giúp công ty không bị thiếu vốn và đi vào ngõ cụt.

Lợi nhuận

Đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm vì nó có thể giết bạn nhanh hơn. Hiện nay, vì lợi nhuận mà đôi khi một số người đã giảm chất lượng sản phẩm, chọn mua nguyên liệu kém chất lượng… Thế nhưng, họ không lường rằng, chính việc này khiến họ mất khách hàng và mất luôn thị trường.

Do đó, hãy giữ được sự kiên định cho riêng mình không vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bất chấp chất lượng.

Vấn đề nhân sự

Lập doanh nghiệp, một mình bạn không thể làm được hết mọi việc vì có rất nhiều áp lực vô hình. Khi làm ông chủ, bạn phải lo hàng hóa, nhà cung cấp, giao hàng, khách hàng, vận chuyển, tài chính… và những việc này bạn cần có sự trợ giúp.

Do đó, việc tìm người phù hợp cùng làm là rất quan trọng. Lúc này, bạn phải cân nhắc kỹ là mình có làm việc nhóm được không? Bạn có tin tưởng cộng sự của mình không? Bạn sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết và công sức của mình cho đồng nghiệp không?… Việc hiểu nhau, chung mục tiêu, chung định hướng sẽ khiến công việc “xuôi chèo mát mái” hơn.

6 yếu tố giúp doanh nghiệp nhỏ tồn tại và lớn mạnh
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here