Cách đơn giản ‘giải cứu sản phẩm’ của các thương hiệu nổi tiếng

2
1210

Tại sao Facebook phải thay đổi thuật toán? Tại sao Apple luôn công bố những sản phẩm iPhone mới hằng năm? Và làm cách nào Coca-Cola, với một hương vị không hề thay đổi trong suốt 130 năm qua (1886-2016) vẫn là thương hiệu đồ uống có gas hàng đầu thế giới? Đó là cách để sản phẩm của họ luôn mới mẻ và hấp dẫn với khách hàng nhiều thế hệ.

Theo lý thuyết quy luật vòng đời của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Bất cứ sản phẩm nào dù sớm hay muộn cũng phải trải qua giai đoạn ‘suy tàn’.

Để cứu cánh sản phẩm, không muốn nhìn thấy sự tàn lụi của chúng thì các doanh nhân phải luôn có sẵn những giải pháp để “cứu” sản phẩm của mình khỏi cơn hiểm nguy như những cách dưới đây.

1. Thay đổi kích cỡ

Đây là cách “làm mới” mình an toàn nhất mà nhiều thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng như Coca-cola. Ở Nhật Bản, tính đến năm 2012, sản phẩm Coca-Cola hương vị truyền thống trong chai nhựa đã có 10 kích cỡ (300ml, 350ml, 370ml, 500ml, 591ml, 600ml, 1.000ml, 1.250ml, 1.500ml và 2.000ml).

Việc thay đổi kích cỡ giúp sản phẩm đáp ứng được những mục đích sử dụng khác nhau của người tiêu dùng và thỏa mãn những phân khúc mới trên thị trường.

Cùng với việc thay đổi kích cỡ, xây dựng chiến lược marketing đều đặn cho thương hiệu của mình cũng là cách khách hàng luôn nhớ đến bạn.

2. Thay đổi bao bì

Bên cạnh chiến lược thay đổi kích cỡ, các thương hiệu nổi tiếng cũng sử dụng chiêu thay đổi bao bì cho sản phẩm của mình để tạo nên “làn gió mới” khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Ví dụ điển hình cho sự thành công khi thay đổi bao bì là thương hiệu tương cà Heiz. Tháng 7/2003, Heiz tung ra mẫu chai tương cà mới, mẫu chai úp ngược (top-down) đầu tiên trên thị trường.

Chỉ trong vòng 12 tháng sau khi ra mắt mẫu bao bì mới, tính riêng thị trường Anh, Heiz đã bán được 7 triệu chai tương cà và mang về 10,8 triệu bảng Anh, được gọi là ‘thương hiệu định nghĩa dòng sản phẩm nước tương cà của thế giới’.

3. Nâng cấp

Khi một hãng sản xuất có một sản phẩm bán chạy thì con đường tốt nhất để ngăn chặn sự ‘tàn lụi’ của sản phẩm không phải tung ra sản phẩm khác mà là nâng cấp sản phẩm đang bán chạy.

Apple là minh chứng rõ ràng nhất cho giải pháp này nhờ việc duy trì được vị thế hàng đầu của iPhone suốt 9 năm (2007-2016), bằng việc đều đặn cho ra mắt các bản nâng cấp, từ iPhone 3, iPhone 4, iPhone 5… đến iPhone 7 sắp tới, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt của Samsung, Lenovo.

Thay đổi bao bì, kích cỡ là cách để sản phẩm mới mẻ hơn
Thay đổi bao bì, kích cỡ là cách để sản phẩm mới mẻ hơn

4. Thành phần “bổ sung”

Tạo ra, nâng cấp hay phát triển những sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm, “bổ sung” cùng với sản phẩm chính cũng là một cách giúp sản phẩm sống sót, không bị lụi tàn.

‘Dao cạo râu của Gillette’ là minh chứng cho việc phát triển ‘bổ sung’ như vậy. Trong suốt 114 năm phát triển, chiến lược của Gillette luôn tập trung hoàn toàn vào việc phát triển và nâng cấp… lưỡi dao, bắt đầu chỉ từ những lưỡi thép có độ dày thích hợp để cạo râu cho đến dao cạo ba lưỡi tuyệt đối an toàn như hiện nay.

Gillette bán dao cạo với giá rất rẻ, thậm chí nhiều khi hãng còn miễn phí bởi lợi nhuận chính và điều làm hãng sống tốt đến từ những sản phẩm bổ sung nhiều hơn.

5. Dịch vụ tốt

Để ‘lấy lòng’ khách hàng và trở thành một sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn sản phẩm, không thể không quan tâm đến giải pháp ‘làm hư khách hàng’.

Giao hàng tận nơi, mua sắm trực tuyến thay vì phải đi đến cửa hàng, học qua mạng thay vì phải đến lớp, mở rộng khu vực hoạt động của doanh nghiệp, đưa sản phẩm đến những thị trường mới, khai phá thị trường tiềm năng… là những cách được doanh nghiệp sáng tạo ra từ chính nhu cầu ngày càng ‘lười biếng’ của khách hàng.

Cách đơn giản ‘giải cứu sản phẩm’ của các thương hiệu nổi tiếng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here