Mở quán cơm Tấm cần chuẩn bị những gì?

0
13824

Cơm Tấm là món ăn đặc trưng rất hot của Sài Gòn, đây là món rất dễ ăn, có thể ăn sáng, trưa hoặc tối. Cơm Tấm có thể ăn kèm với các thức ăn như: thịt nướng, sườn nướng, bì, chả… tạo nên nhiều lựa chọn phong phú cho thực khách.

Nếu ấp ủ mở một quán cơm tấm thì dưới đây là những việc bạn phải chuẩn bị.

1. Học cách làm cơm tấm

Nếu khéo tay nấu ăn thì bạn chỉ cần học hỏi thêm một chút cách nấu sao cho đĩa cơm tấm thơm ngon đúng điệu là có thể kinh doanh được. Nhưng nếu chưa nấu ăn ngon thì bạn có thể theo học một lớp ở các trung tâm cách nấu cơm tấm về mở quán.

Mặt khác bạn cũng có thể tự nghiên cứu, học hỏi từ những người đi trước hoặc lắng nghe những nhà tư vấn, học hỏi từ các quán kinh doanh cơm thành công trên địa bàn sinh sống…

Bạn nên trau dồi kiến thức ẩm thực, am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về cơm Tấm, các thức ăn đi kèm của món cơm Tấm…

Thông thường, các quán cơm Tấm đưa các bếp nướng ra bên ngoài, nhằm thu hút khách hàng từ mùi thơm của thịt nướng. Do đó, kỹ thuật ướp và nướng thịt là hết sức quan trọng. Thịt nướng làm sao vừa mềm, vừa thơm, có vị đậm đà. Nấu cơm và hạt gạo cũng khá quan trọng, hạt cơm phải rời, thơm…

2. Nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng

Đây là việc không thể bỏ qua khi kinh doanh quán ăn nhà hàng.

Bạn cần xem xét khu vực mình sắp kinh doanh đã có quán cơm tấm nào chưa, lượng khách ra sao, hương vị, chất lượng cơm và món ăn thế nào, giá cả… Ngoài cơm tấm có những quán cơm bình dân nào chưa, mật độ quán cơm và lượng khách có đông không.

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh giúp bạn lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, tìm ra hướng phát triển khác biệt cho quán cơm Tấm của bạn.

3. Chuẩn bị vốn

Tùy khu vực, nếu bạn khởi nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu sẽ cần khoảng từ 100 triệu trở lên, vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí: Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên; Chi phí sửa chữa mặt bằng và mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán; Dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên, tiền mua nguyên liệu chế biến món ăn, tiền thuê nhân viên làm việc tháng đầu…

4. Chọn địa điểm, mặt bằng

Địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, số lượng khách hàng có thể đạt đến, mở quán cơm Tấm thường chọn những nơi gần khu vực công sở, trường học, ký túc xá, khu công nghiệp, khu văn phòng, công ty, khu dân cư đông đúc, chợ búa… sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Mặt bằng thuê mở quán cũng cần phải sạch sẽ, lịch sự. Bạn nên cố gắng đàm phán hợp đồng thuê lâu dài 1 chút, sợ nhất là đang làm ăn được người ta đòi lại địa điểm thì khổ, cũng nên chọn chủ nhà dễ tính, ôn hòa mà thuê, nên nhìn người trước khi quyết định thuê mặt bằng.

Cơm Tấm đặc trưng của Sài Gòn
Cơm Tấm đặc trưng của Sài Gòn

5. Tuyển nhân viên

Nếu quy mô nhỏ, bạn cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu.

Trong giai đoạn đầu, cần có các vị trí: nấu cơm, nướng thịt, nấu và chế biến thức ăn và trang trí món ăn, phục vụ, rửa chén, thu ngân. Trong đó, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, cần tuyển người nấu ngon, đặc biệt là kỹ thuật ướp và nướng thịt. Việc thuê đầu bếp cần phải kỹ lưỡng vì nó quyết định sự thành bại của bạn.

Quản lý: ban đầu bạn nên là người quản lý để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, để có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ…, khi quán đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể tuyển Quản lý để thực hiện theo đúng những việc bạn đã thực hiện hiệu quả trước đây.

6. Thủ tục pháp lý

Sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoán (Cơ quan thuế sẽ đến thu).

Ngoài ra kinh doanh quán cơm tấm còn cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cũng cần phải xin đầy đủ.

7. Tìm nguồn nguyên liệu

Mở quán cơm Tấm cần có nguồn nguyên liệu thường xuyên, ổn định và đảm bảo. Bạn nên tìm đến các chợ đầu mối hoặc các cơ sở rau sạch, thực phẩm sạch… để có nguồn hàng ổn định và giá cả phải chăng.

Bán đồ ăn thì nguyên liệu cần phải đề cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là trên hết. Bạn có thể ra chợ đầu mối để chọn nguyên liệu tươi ngon hoặc chợ gần nhất liên hệ với những người bán ở chợ, kêu họ bỏ mối, cuối tuần tính tiền/lần thì càng tốt.

8. Quảng cáo, bán hàng, ship cơm cho khách

Bạn có thể tận dụng quảng cáo tờ rơi, truyền miệng, treo băng rôn ngày khai trường… để có thể thu hút nhiều người đến ăn. Ngoài ra cũng nên quảng cáo qua website, online, mạng xã hội vì thời đại công nghệ đang rất phát triển, ai cũng có thói quen vào các mạng xã hội, các diễn đàn lớn…

Khi kinh doanh quán cơm, ngoài việc bán trực tiếp, bạn có thể xem xét thêm dịch vụ ship hàng tận nơi cho khách, bán kính lân cận dù chỉ 1 – 2 suất. Điều này sẽ giúp bạn kinh doanh tốt hơn, không bị ế cơm, lâu dần có khách quen gọi thường xuyên vì ra tận quán ăn không phải nhiều, nhất là khi trời mưa, trời nắng…

Mở quán cơm Tấm cần chuẩn bị những gì?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here