10 lý do phổ biến nhất khiến khởi nghiệp thất bại

1
2218

Dưới đây là danh sách 10 nguyên nhân thất bại khi khởi nghiệp mà những ai đã, đang và sắp dấn thân vào con đường này cần biết và khắc phục.

1. Không viết ra kế hoạch cụ thể

Đây là lỗi mà nhiều nhà khởi nghiệp mắc phải, chỉ cần có sản phẩm, có vốn là họ lao vào kinh doanh mà không có kế hoạch dài hơn cho việc này.

Viết ra một bản kế hoạch cụ thể là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu cách làm thế nào để biến ý tưởng của mình thành việc kinh doanh, sẽ có những khó khăn gì, khách hàng mục tiêu ra sao, thị trường thế nào, cần phải đi theo hướng nào…

2. Mô hình doanh thu nghèo nàn hoặc không có

Nếu sản phẩm của bạn miễn phí hoặc bạn mất tiền trong mỗi phiên giao dịch, việc đó rất khó để bù lỗ bằng số lượng. Ngay cả tổ chức phi lợi nhuận cũng phải tạo ra doanh thu (có thể bằng quyên góp) để bù lại các chi phí hoạt động. Do đó doanh thu là điều bắt buộc, nếu quá nghèo nàn hoặc không có thì việc sản xuất của bạn sẽ không được lâu dài.

3. Hạn chế trong các cơ hội kinh doanh

Không phải bất kì ý tưởng độc đáo nào cũng trở thành dự án kinh doanh “bom tấn”. Bạn có niềm tin mãnh liệt vào sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình nhưng không đồng nghĩa với việc tất cả mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn. Nếu nhu cầu ít hoặc không có đồng nghĩa với việc thị trường không có thì bạn kinh doanh cho ai?

Do đó, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, bạn cần phải thực hiện cuộc thăm dò ý kiến, nghiên cứu thị trường một cách cụ thể, chi tiết.

4. Bất khả thi

Nếu chỉ có ý tưởng thôi thì thực sự chẳng có gì giá trị, tất cả phụ thuộc vào việc thực hiện. Nếu bạn không thể đưa ra những quyết định khó khăn và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Do đó tính khả thi của ý tưởng là điều quan trọng trước khi bắt đầu biến nó thành hiện thực.

5. Quá nhiều cạnh tranh

Không có đối thủ cạnh tranh cũng là một điều đáng lo ngại, đồng nghĩa với việc sản phẩm/dịch vụ đó không có thị trường. Nhưng có quá nhiều đối thủ cũng không phải là tín hiệu tốt.

Bằng cách đơn giản gõ vào google lĩnh vực mà bạn quan tâm, nếu tìm ra hơn 10 công ty đối thủ, chứng tỏ lĩnh vực đó rất đông đúc và mang tính cạnh tranh cao. Nếu có quá nhiều cạnh tranh, hãy tìm ra thị trường ngách độc đáo riêng biệt cho chính mình.

6. Không có tài sản trí tuệ

Rất nhiều nhà khởi nghiệp chưa coi trọng, chưa thấy được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ bằng việc đăng ký bằng sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền…

Việc này sẽ giúp bạn tìm được nhà đầu tư và có được lợi thế cạnh tranh bền vững để chống lại các đối thủ trong lĩnh vực đó.

7. Đội ngũ chưa có kinh nghiệm

Nếu đây là lần đầu tiên đối với bạn, hãy tìm người cộng tác dày dặn kinh nghiệm để cân bằng niềm đam mê cũng như mang lại kinh nghiệm cho đồng đội của bạn.

Nhà đầu tư thường xem xét đội ngũ sáng lập, người lãnh đạo để quyết định có rót vốn hay không, do đó bạn cần có đội ngũ có kinh nghiệm cũng như cộng sự có chung mục tiêu phía trước.

8. Đánh giá thấp những yêu cầu về nguồn lực

Nguồn lực lớn nhất đó là tiền quỹ đầu tư, ngoài ra còn có nguồn lực khác như các hợp đồng công nghiệp hoặc khả năng tiếp cận đến các kênh tiếp thị có thể quan trọng hơn đối với một số sản phẩm nhất định. Đừng từ bỏ công việc hiện tại của bạn cho đến khi nguồn thu nhập mới đã vững vàng.

9. Tiếp thị chưa đến nơi

Hiện nay với sự tấn công không ngừng của các mạng xã hội, chiến thuật tiếp thị truyền miệng không đủ để làm cho sản phẩm và thương hiệu của bạn thật sự nổi bật, thậm chí còn tốn nhiều thời gian lẫn tiền bạc.

Cần phải đa dạng nhiều phương thức tiếp thị hiện đại một cách hiệu quả và sáng tạo để có thể kinh doanh thành công.

10. Chấp nhận thua cuộc quá sớm

Nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người khởi nghiệp thất bại là khi cảm thấy mệt mỏi, họ sẽ bỏ cuộc và đóng cửa công ty, nản chí quá sớm có khi là ngay trước thềm thành công. Hãy luôn kiên định với tầm nhìn của mình cho đến khi cánh cửa thành công được mở khóa.

10 lý do phổ biến nhất khiến khởi nghiệp thất bại
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here