Không phải startup nào cũng thành công, rất nhiều dự án khởi nghiệp ra đời rồi “chết yểu”, nếu không muốn thất bại, bạn hãy tránh xa những sai lầm phổ biến dưới đây.
1. Không tập trung một đối tượng khách hàng
Một ý tưởng tốt được nhiều người khen ngợi và bản thân nhà khởi nghiệp cảm thấy ưng ý nhưng chưa chắc đã được thị trường, khách hàng yêu mến và đón nhận. Đó là một sự thật.
Không chỉ vậy, nếu sản phẩm của bạn không tập trung rõ ràng vào một đối tượng khách hàng tiềm năng chính mà tràn lan thì việc nó được tiếp nhận cũng khó khăn. Bởi lẽ một sản phẩm sẽ không thể kham được tham vọng giải quyết được vấn đề cho nhiều đối tượng khách hàng.
Do đó, thay vì hướng đến vạn khách hàng mà chẳng giải quyết được vấn đề cốt yếu, hãy tập trung giải quyết vấn đề nào đó cho 1 đối tượng khách hàng chủ lực sẽ giúp bạn trụ vững và phát triển tốt hơn.
2. Khủng hoảng thương hiệu
Nhiều startup nôn nóng tung ra sản phẩm/dịch vụ nhưng vẫn có vô số lỗi hoặc sự chưa phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng. Và sự thất bại là điều không thể tránh được.
Và sai lầm ở đây là họ cố tái định vị thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thành một thứ khác chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt.
Vì thời gian quá ngắn, nghiên cứu chưa kỹ, chưa thu được thành công, họ tiếp tục hết lần này đến lần khác tái định vị thương hiệu “đứa con” của mình.
Lâu dần điều này sẽ chỉ khiến khách hàng ngao ngán với chính bạn, vá lỗi sửa lỗi hoài mà không có sự đột phá. Ngay đến những khách hàng trung thành từ ngày đầu của sản phẩm cũng cảm thấy quá rối rắm và quay lưng với sản phẩm đó.
3. Đánh mất chính mình
Nhiều dự án startup mải mê phát triển, cạnh tranh, thấy đối thủ có gì là phải cố cho bằng được ôm tính năng đó vào hay ôm đồm, cái gì cũng muốn phát triển thì về lâu về dài sẽ thành ra “loãng” và gây ra sự nhàm chán.
Khách hàng không nhìn thấy sự độc đáo, đặc sắc riêng như ban đầu của sản phẩm/dịch vụ. Khi đánh mất chính mình thì bạn cũng sẽ không còn cơ hội tạo bản sắc riêng và không thể đi sâu vào lòng khách hàng nữa.
Rất nhiều startup đã mắc sai lầm này, ngay cả những gã khổng lồ một thời trong thế giới ảo cũng phạm các sai lầm tương tự.
4. Chần chừ thay đổi
Không chịu cải tiến, thay đổi, không bắt nhịp kịp với sự phát triển của xã hội, khách hàng thì lâu dần bạn sẽ bị tụt hậu, cổ lỗ sĩ.
Nhiều startup rất thành công khi ra đời nhưng chính vì sự chậm trễ thay đổi, chần chừ phá cách đã khiến họ bị thất bại.
Ví dụ một số trang mạng xã hội từng thành công một thời như MySpace và America Online (AOL) cũng lụi tàn vì chần chừ không chịu thay đổi. Thế hệ những người dùng mạng xã hội của MySpace đã từ bỏ trang mạng này để đến với “vùng đất hứa” Facebook với nhiều tính năng thú vị hơn dù “sinh sau đẻ muộn” hơn.
5. Bỏ cuộc quá sớm
Sự mất kiên nhẫn là nguyên nhân khiến nhiều startup “chết yểu” trước khi bước đến thành công. Sau khi đã đổ biết bao công sức, tiền của, và thời gian để phát triển một sản phẩm nhưng “đứa con” tinh thần vẫn phát triển chậm chạp, điều này dễ dàng khiến các nhà khởi nghiệp nản bước.
Tuy nhiên, những nhóm khách hàng đầu tiên tiếp nhận sản phẩm của bạn chỉ mới là một phần rất nhỏ trong tất cả các thị trường mà bạn có thể vươn đến trong tương lai. Nếu bạn có một điều gì đó thật sự đột phá và mới lạ, hãy kiên nhẫn và tin tưởng chờ gặt hái quả ngọt.
Để khởi nghiệp thành công, sự tự tin là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, sự tự tin quá mức sẽ biến thành ngạo mạn khi bạn quá chắc chắn vào tính “ưu việt” của ý tưởng đến mức bất chấp tình hình thị trường.
Bạn bất chấp thị trường, tung ra sản phẩm sai thời điểm, mô hình kinh doanh lựa chọn chưa hợp lý, không tham khảo các ý kiến chuyên gia cũng như lờ đi các lời chỉ trích để nhanh chóng tiến bộ.
6. Chi tiêu không hợp lý
Không có kế hoạch chi tiết, cụ thể về chi tiêu, dự trù cho các tình huống xấu… khiến các startup tiêu hết tiền mặt, sai lầm trong tính toán giá cả, chi phí, không đánh giá đúng yếu tố tài chính, nhà đầu tư… Không biết lên kế hoạch, nhìn xa trông rộng sẽ khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và nhanh chóng bị thất bại.
7. Xem thường yếu tố marketing và bán hàng
Nhiều sản phẩm/dịch vụ độc đáo, mới mẻ nhưng không thành công như mong đợi bởi chiến lược tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả.
Do đó các startup sẽ khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ, thiếu đầu tư nên chiến lược marketing nghèo nàn và bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng. Việc không chi trả xứng đáng cho các nhân viên tiếp thị và nhân viên bán hàng giỏi cũng khiến sản phẩm bán chậm và thất bại.
8. Làm việc cẩu thả
Bạn sẽ phải trả giá đắt nếu làm việc cẩu thả, không chỉ mất đi tiền bạc, startup còn mất đi thương hiệu của mình.
Lỗi cẩu thả, làm việc không tỉ mỉ sẽ khiến sản phẩm của bạn nghèo nàn, không chú trọng định vị thương hiệu hay gặp các rủi ro pháp lý. Do đó làm việc điều đầu tiên phải tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo và biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống để minh mẫn, tập trung vào công việc hơn.
[…] 8 sai lầm khiến startup nhanh chóng thất bại […]
[…] startup thất bại dù có ý tưởng ban đầu rất tốt phần lớn xoay quanh hai điều: kỹ năng quản […]
[…] đây là danh sách 10 nguyên nhân thất bại khi khởi nghiệp mà những ai đã, đang và sắp dấn thân vào con đường này cần […]
[…] giải về những trường hợp thất bại trong khởi nghiệp, ông Trương Gia Bình nói: “Khi đã dấn thân, các start-up không chỉ là một doanh […]