Theo nghiên cứu, chỉ có 50% số người khởi nghiệp có thể duy trì thành công mô hình kinh doanh của mình. 50% còn lại thất bại là do những nguyên nhân cơ bản dưới đây.
1. Đánh giá sai nhu cầu của khách hàng cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn
Rất nhiều người đã thất bại trong việc kinh doanh vì họ đã đánh giá quá cao nhu cầu của khách hàng. Trước khi bắt đầu, bạn nên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng với mặt hàng hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Liệu đó có phải là thứ mà phần lớn người tiêu dùng đang có nhu cầu? Liệu nó có phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện tại?
Bạn có thể cân nhắc làm một cuộc khảo sát nhu cầu cho sản phẩm với những người thân, bạn, bạn của bạn, càng nhiều người sẽ càng giúp bạn dễ dàng nắm được tính thực tiễn của sản phẩm hay dịch vụ của mình.
2. Bước chân vào một thị trường bão hòa mà không có điểm nổi bật
Bạn có thể nướng những chiếc cupcake rất ngon và đẹp mắt, hay có thể làm những đồ handmade độc đáo, nhưng có một điều bạn cần cân nhắc trước khi nghĩ đến việc bán các sản phẩm của mình: điều gì làm bạn khác biệt với các tiệm bánh hay các cửa hàng đồ handmade đã có mặt trên thị trường?
Bạn nên xem xét những yếu tố quan trọng như giá thành, nội thất của cửa hàng, tốc độ phục vụ, kênh quảng cáo… Tất cả những yếu tố đó sẽ định hướng cho việc kinh doanh của bạn.
Nếu không có một lợi thế cạnh tranh rõ rệt, không có điểm nổi bật độc đáo để có thể đánh bật đối thủ, bạn rất khó có thể thành công trong những thị trường vốn đã chật chội.
3. “Quên mất” chi phí
Việc thiếu vốn là nguyên nhân chính khiến nhiều người đã phải từ bỏ theo đuổi việc kinh doanh của mình.
Hãy chắc chắn rằng bạn có một ngân sách chi tiêu cụ thể, không chỉ cho công việc kinh doanh mà còn cho cả cuộc sống hàng ngày của bạn.
Và tốt nhất là bạn nên luôn luôn mang một suy nghĩ là: “sẽ tốn nhiều tiền hơn so với tính toán”. Như vậy bạn có thể ngạc nhiên một cách thoải mái nếu con số thực tế nhỏ hơn bạn nghĩ, như vậy sẽ tốt hơn là nghĩ ra một viễn cảnh màu hồng để rồi thất vọng.