Có những bí quyết kinh doanh theo hướng “lỗi thời”, tồn tại từ hàng nghìn năm của các doanh nhân xưa nhưng hoàn toàn đúng đắn và đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Dưới đây là những “chân lý”, chìa khóa kinh doanh mà bạn có thể học hỏi từ người xưa trong kinh doanh để ngày càng phát triển bền vững.
1. Bền bỉ
Thành công không đến một cách nhanh chóng, dễ dàng, mà đòi hỏi phải có hy sinh. Những nhà kinh doanh xưa luôn tập trung vận hành doanh nghiệp hiệu quả chỉ nhằm một mục đích là: giữ cho cánh cửa công ty luôn được mở rộng.
Tinh thần ấy rất cần thiết trong bối cảnh kinh doanh ngày nay. Nó mang đến sức mạnh giúp doanh nhân có thể nói “Không” với bất kỳ điều gì làm xao lãng tầm nhìn của mình.
2. Chính trực
Cho ra đời một sản phẩm tệ hại đồng nghĩa với việc không thể làm ăn lâu dài. Bạn phải đặt cược uy tín của chính bản thân vào chất lượng của những thứ mình đang bán.
Nếu bạn muốn công ty mình tồn tại bền vững, hãy luôn chú trọng chất lượng sản phẩm của công ty mình. Không tung ra sản phẩm rẻ tiền để thu lợi nhuận nhanh gọn ngay tức khắc hoặc thổi phồng, phóng đại tác dụng, thuộc tính của sản phẩm.
3. Các mối quan hệ thực sự
Nếu một khách hàng liên hệ với bạn, hãy phản hồi cho họ một cách nhanh chóng. Nếu một khách hàng không hài lòng, hãy cố gắng giải quyết hiệu quả vấn đề ngay lập tức. Hãy dành thời gian, tâm huyết để quan tâm đến khách hàng, cá nhân hóa khách hàng, lưu tên, sản phẩm họ thường mua, tư vấn nhiệt tình… và tạo những mối quan hệ thật sự.
Có rất nhiều công ty công nghệ ngày nay không thực sự “nhận dạng” khách hàng thông qua tên tuổi (họ thường chỉ tiếp cận với “nickname” của người dùng hoặc địa chỉ email, tài khoản mạng xã hội…) do đó thiếu đi sự tương tác gắn bó.
4. Lợi nhuận
Mục đích của kinh doanh là xây dựng một công ty có lợi nhuận và phát triển bền vững nhưng cách duy nhất để giới thiệu doanh nghiệp và thu về lợi nhuận là cung cấp giá trị, dịch vụ tuyệt vời, nhận biết và quan tâm đến khách hàng của mình.
Nhiều công ty hiện nay quá vội vã “tuyên bố thắng lợi” trước khi làm việc chăm chỉ để chiếm được tình cảm của khách hàng – yếu tố nền tảng để tạo nên thành công bền vững.
Khách hàng thực sự không đòi hỏi quá nhiều. Họ đang mệt mỏi vì sự cường điệu và có cảm giác bị lừa dối khi mua một sản phẩm nào đó.
Hãy suy nghĩ một cách “lỗi thời”: mang đến cho khách hàng những gì bạn hứa. Bất kỳ một lời hứa suông nào cũng sẽ làm mất đi sự yêu mến từ họ.