Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ startup công nghệ thất bại ngay từ trong trứng nước dao động trong khoảng 75-90%. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại này.
Dưới đây là 7 nguyên nhân cốt lõi khiến startup công nghệ thất bại.
1. Làm ra sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường
Nhiều startup công nghệ làm ra những sản phẩm không ai muốn sở hữu và thị trường không hề có nhu cầu. Vì vậy, bạn hãy chắc rằng startup của mình có thể giải quyết nhu cầu thị trường và nhu cầu đó phải đủ lớn để đáng để đầu tư công sức và tiền bạc.
Công nghệ có thể rất tốt nhưng nếu bạn không có lộ trình rõ ràng với startup khi “bơi” trên thương trường thì thất bại là thấy rõ.
2. Mô hình kinh doanh tồi
Khi nhảy vào một lĩnh vực quá mới, mô hình kinh doanh thường không hiệu quả do thiếu kiến thức thị trường.
Bên cạnh đó, do quá mới nên các startup thường có rất ít khách hàng, thành thử mô hình kinh doanh của họ thiếu hiệu quả, muốn học hỏi kinh nghiệm tương tự của ai đó cũng không có. Mô hình kinh doanh không đơn thuần chỉ là việc trả lời các câu hỏi bạn kinh doanh gì, khách hàng là ai hay làm thế nào để kiếm tiền.
3. Thiếu tiền
Một startup lúc nào cũng cần phải “đốt tiền” trước khi kiếm được lợi nhuận. Khi bắt đầu vận hành doanh nghiệp, những chi phí cho trả lương, dịch vụ, thuê luật sư hoặc thuê mướn hạ tầng sẽ ngốn của bạn cả núi tiền. Kể cả bạn có tiềm lực tài chính vững chắc, nhưng nếu không cẩn thận, cả núi tiền đó sẽ thành tro bụi.
4. Chọn nhầm người
Startup có cơ hội thành công hơn nếu tuyển được người tài, và ngược lại chọn không đúng người có thể giết chết doanh nghiệp.
Khi phát hiện nhầm người, bạn nên dũng cảm để những người đó ra đi và chọn ứng viên phù hợp khác, dù cho việc thay thế có khó khăn tới mức nào.
5. Thiếu cẩn trọng
Nhiều startup chủ quan không cho dùng thử giải pháp, sản phẩm của mình để xem khách hàng đánh giá thế nào mà đã vội tung ra thị trường. Kết quả là họ đã thất bại.
Hãy mạnh dạn “dùng thử trước khi mua”, nghĩa là bạn cần có đánh giá và phản hồi của người dùng trước khi tung loạt sản phẩm ra thị trường.
6. Thất hứa
Một số startup hứa hẹn với khách hàng rằng sản phẩm của mình có thể tạo ra nhiều khả năng đột phá nhưng thực tế chẳng ai thấy sự đột phá đó ở đâu.
7. Dính dáng tới pháp lý
Pháp lý luôn là vấn đề đau đầu với các startup nhỏ, thiếu kinh nghiệm lẫn tiềm lực và nguồn lực. Chính vì vậy, khi dính tới kiện tụng, họ thường lúng túng, mất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết.