Không tăng lương, làm sao để nhân viên vẫn thích làm việc?

0
1225

Có một câu câu chuyện về tâm lý của những kẻ nuôi lừa: bình thường cho lừa ăn 3 bó cỏ để kéo xe, có hôm bỗng dưng thiếu cỏ, chỉ có 2 bó mà vẫn kéo xe bình thường. Ơ thế là ăn 3 bó làm gì nhỉ? Rồi sau nữa chỉ còn 1 bó vẫn kéo được. Thế thì cần gì ăn? Cắt hết luôn.

Ai cũng có tâm lý của kẻ nuôi lừa nên chỉ muốn được nhiều mà mất ít, cho lừa ăn ít cỏ nhưng muốn nó chở nhiều.

Chỉ đến khi lừa lăn ra chết mới phát hiện ra muốn lừa kéo được xe thì phải cho nó ăn, nhiều ít thế nào chưa biết nhưng không thể bắt nó nhịn mà kéo xe được.

Sau khi thông minh hơn một chút thì người ta đặt câu hỏi khác đi: Cần cho lừa ăn ít nhất bao nhiêu bó cỏ thì nó vẫn kéo được xe? Rõ là thông minh hơn hẳn và đó là bài toán cần phải giải.

Đó cũng là bài toán của rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp. Làm sao để không tăng lương mà nhân viên vẫn hăng say làm việc và cống hiến?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người lao động sẽ làm việc hăng say hơn nếu họ cảm thấy vui hơn, hài lòng hơn, thỏa mãn hơn với những gì nhận được.

Lương bao giờ cũng là yếu tố đầu tiên, là điều kiện cần nhưng còn một loạt các thứ khác là điều kiện đủ để người lao động hăng say làm việc. Cho nên, nhiệm vụ của người quản lý không chỉ đảm bảo điều kiện cần mà còn phải đảm bảo cả các điều kiện đủ.

Bên cạnh yếu tố lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, sự nhìn nhận của những người xung quanh, phần thưởng (cả vật chất và tinh thần)… chính là yếu tố người quản lý cần chú ý quan tâm để người lao động hăng say làm việc hơn.

Dưới đây là 2 công trình nghiên cứu để nhà lãnh đạo tham khảo về những điều người lao động quan tâm ngoài yếu tố lương khi gắn bó với 1 doanh nghiệp lâu dài.

* Thuyết hai nhân tố của Herzberg

– Nhân tố không hài lòng (demotivate factor): là tác nhân của sự không hài lòng của nhân viên trong công việc tại một tổ chức bất kỳ, có thể là do:

Chế độ, chính sách của tổ chức đó

Sự giám sát trong công việc không thích hợp

Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên

Lương bổng và các khoản thù lao không phù hợp hoặc chứa đựng nhiều nhân tố không công bằng

Quan hệ với đồng nghiệp “có vấn đề”

Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng

– Nhân tố hài lòng (motivator factor): là tác nhân của sự hài lòng trong công việc:

Đạt kết quả mong muốn (achievement)

Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo, của đồng nghiệp (recognition)

Trách nhiệm (responsibility)

Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp (advancement)

Sự tăng trưởng như mong muốn (growth)

* Tháp nhu cầu của Maslow

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).

khong tang luong lam sao de nguoi lao dong hang say lam viec 1

Như vậy, ngoài yếu tố lương, người lãnh đạo cần phải quan tâm đến các yếu tố “mềm” khác, môi trường làm việc, mối quan hệ giữa mọi người… để gắn kết và khiến cho nhân viên gắn bó lâu dài, tích cực làm việc hơn.

Không tăng lương, làm sao để nhân viên vẫn thích làm việc?
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here