Nếu có 1 số vốn dồi dào và có ý định mở 1 cửa hàng nhượng quyền thì dưới đây là những bước cần làm bạn có thể tham khảo.
1. Đánh giá bản thân
Trước khi mở 1 cửa hàng nhượng quyền, bạn phải đánh giá lại bản thân xem mình có phù hợp với mô hình kinh doanh này hay không. Điều này rất quan trọng để tránh việc không phù hợp và muốn bỏ cuộc trong quá trình kinh doanh sau này.
Nếu bạn luôn muốn tự sáng tạo và độc lập, muốn tự kinh doanh những điều của riêng mình thì nhượng quyền không phải là một kế hoạch khả thi.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và muốn một cửa hàng quy củ ngay từ đầu, có nội quy, trật tự, kế hoạch kinh doanh, tận dụng lợi thế của đối tác để tăng cơ hội thành công thì mở một cở sở kinh doanh nhượng quyền phù hợp với bạn.
2. Lựa chọn thương hiệu
Giữa vô vàn các ngành nhượng quyền, bạn phải lựa chọn cho mình 1 ngành để kinh doanh (kinh doanh cafe, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, giáo dục đào tạo, bán lẻ…) và trong mỗi ngành đó lại có nhiều công ty nhượng quyền. Công ty đều có những ưu và khuyết điểm riêng, hãy tìm hiểu sâu và có sự lựa chọn cho mình.
Trong quá trình chọn lựa, bạn cũng phải cân nhắc loại hình nhà hàng nhượng quyền phù hợp nhất với địa điểm, khu vực bạn định kinh doanh. Tìm hiểu tình hình kinh tế thị trường cũng như những thế lực cạnh tranh và thông tin cụ thể của địa phương là điều hết sức cần thiết.
Ngoài ra việc xét yếu tố kinh tế địa phương cũng vô cùng quan trọng. Bởi nếu bạn không cẩn trọng, rất có thể sẽ mua lại một thương hiệu có mức giá vượt xa so với thu nhập địa phương hoặc đơn giản là vì tập tục thói quen nào đó mà mặt hàng, sản phẩm, món ăn đó bị bài xích…
3. Tìm hiểu về công ty nhượng quyền
Sau khi lựa chọn được một công ty nhượng quyền, điều bạn cần làm tiếp theo là tìm hiểu sâu sắc về công ty này.
Bạn cần tìm hiểu, gọi điện nói chuyện với đại diện người nhượng quyền, hỏi các thông tin cần thiết như số tiền nhượng quyền là bao nhiêu, có yêu cầu gì về vốn ban đầu, mặt bằng kinh doanh, các quy định, nhân viên, quản lý, sự trợ giúp và đào tạo cho người nhận nhượng quyền… Bạn cũng nên tự tìm hiểu giá trị của công ty nhượng quyền, tiềm lực của họ và vị trí so với các đối thủ cạnh tranh, có tương lai phát triển hay không…
4. Khám phá và trải nghiệm
Hãy tìm các cửa hàng, nhà hàng đang kinh doanh của công ty bạn muốn mua nhượng quyền và đến trải nghiệm như 1 khách hàng thực sự.
Trải nghiệm môi trường, dịch vụ và các sản phẩm, ghi chú những điều mà bạn thích và những điều mà bạn không thích… Chúng sẽ đóng góp vai trò quan trọng khi bạn quyết định mua nhượng quyền kinh doanh hay không.
5. Tìm hiểu kinh nghiệm của người khác
Tự tìm hiểu là 1 chuyện, bạn còn phải trò chuyện và học hỏi kinh nghiệm của người khác đã và đang kinh doanh nhãn hiệu này để rút kinh nghiệm cũng như quyết định có nên mua nhượng quyền hay không.
Những người kinh doanh thành công sẽ bật mí cho bạn những bí quyết để suôn sẻ, thuận lợi hơn, những người kinh doanh khó khăn sẽ chỉ ra điểm yếu, điều bạn cần khắc phục… Ai cũng khiến bạn học hỏi được điều gì đó cho việc kinh doanh của bản thân sau này.

6. Kiểm tra ngân sách
Khi đã có ý định mua nhượng quyền của công ty nào đó, bạn nên xem lại tài chính cá nhân, cân nhắc số vốn đầu tư xem có dồi dào hay không, có cần vay mượn ở đâu không cũng như có cần nhà đầu tư nào đó không…
Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu luôn đòi hỏi mức giá đắt đỏ. Do đó ngân sách sẽ là một yếu tố quan trọng hơn hết thảy trong khâu lựa chọn loại hình nhượng quyền thương hiệu của bạn.
7. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Một kế hoạch kinh doanh nhà hàng là điều vô cùng cần thiết giúp bạn chứng minh cho ngân hàng và các nhà đầu tư khi cần thêm vốn kinh doanh.
Một kế hoạch chi tiết sẽ yêu cầu bạn xem lại toàn bộ những chi tiết nhỏ nhất của công việc, từ mật độ dân số khu vực, thông tin chi tiết và những lựa chọn địa điểm.
Ngoài ra, như một phần không thể thiếu, trong kế hoạch kinh doanh đó bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng, thể hiện hiểu biết sâu sắc của mình về bề dày lịch sử, thành lựu cũng như tình trạng tài chính của thương hiệu nhượng quyền vào thời điểm hiện tại. Và tất nhiên, điều này còn quan trọng hơn nếu bạn đang mạo hiểm đầu tư vào một thương hiệu còn mới.
8. Lựa chọn địa điểm
Bạn phải chọn địa điểm vừa thuận lợi vừa phù hợp với khả năng tài chính trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Cũng nên thảo luận với người ngượng quyền để biết được chiến lược địa điểm của họ trong tương lai để bạn có thể tránh những cạnh tranh không cần thiết với người nhận nhượng quyền khác.
9. Ký hợp đồng
Khi đã quyết định mua nhượng quyền, khi ký kết hợp đồng nhượng quyền, bạn cần có sự chứng kiến, cố vấn của luật sư thương mại.
Trong các điều khoản hợp đồng, bạn cần quan tâm một số điều khoản như: Điều gì sẽ xảy ra nếu chuỗi nhà hàng nhượng quyền của bạn kinh doanh thua lỗ? Bạn có phải dính chặt cùng các điều khoản và lượng tiền phải trả mỗi tháng dù nhà hàng không có doanh thu? Ai là người sẽ sở hữu toàn bộ trang thiết bị? Bạn sẽ lấy lại được số tiền đầu tư ban đầu? Các điều khoản chấm dứt hợp đồng?…
Do đó thuê một luật sư cố vấn tham gia vào buổi ký kết là một quyết định vô cùng cần thiết.
10. Tuyển dụng và tham gia đào tạo
Bạn cũng cần tuyển dụng những nhân viên ban đầu và cam kết với sự nghiệp kinh doanh của mình. Bạn và đội ngũ nhân sự của mình cần tham gia khoá huấn luyện của công ty nhượng quyền. Đây là giai đoạn rất quan trọng để bắt đầu cơ sơ kinh doanh thành công.
Sau đó, bạn có thể bắt đầu hành trình của mình. Nhượng quyền luôn là phương pháp khởi nghiệp ít rủi ro nhất, nhưng bạn phải cam kết tâm, trí và thời gian cho kinh doanh ít nhất hai năm đầu tiên.
[…] thức nào về nhà hàng nhưng có vốn và muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này thì nhà hàng nhượng quyền là một lựa chọn bạn nên […]