Bài học từ sự thất bại của 7 startup châu Á năm 2015

0
1166

Năm 2015 được xem là năm của các startup ở Châu Á. Nhiều dòng vốn không ngừng chảy vào các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Á, tạo nên trào lưu startup, tuy nhiên nhiều dự án nhận vốn xong đã phải tuyên bố đóng cửa, thất bại.

Nguyên nhân thất bại của những dự án startup này sẽ là bài học kinh nghiệm xương máu cho những ai đã, đang và có ý định khởi nghiệp.

1. eXiche (Trung Quốc)

Sau khi huy động được 20 triệu USD trong giai đoạn gọi vốn vòng A (Series A – tài trợ vốn khi công ty bắt đầu bán hàng và tài trợ hoạt động sản xuất) vào tháng 3 thì đến tháng 10, startup này đã tuyên bố đóng cửa.

Nguyên nhân là do chiến lược không bền vững: Đốt tiền vào các chương trình khuyến mãi giá rẻ cho một dịch vụ về bản chất đã rất rẻ như rửa xe.

2. TalentPad (Ấn Độ)

Startup này đã xây dựng một chợ tuyển dụng trực tuyến độc đáo – nơi các công ty có thể tìm kiếm những nhân tài hàng đầu. Tuy nhiên, họ đã thất bại vì không thể mở rộng hoạt động kinh doanh trên một thị trường đủ lớn.

3. Dazo (Ấn Độ)

Đây là một ứng dụng gọi thức ăn và giao hàng đầu tiên tại Ấn Độ, đã từng thu hút được nguồn vốn lớn từ những nhà đầu tư có tiếng, bao gồm cả Google và Amazon. Tuy nhiên, đến năm 2015, Dazo đã phải đóng cửa.

Sự thất bại của ứng dụng này là do: Tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã cho thấy một thực tế là các công ty được tài trợ có xu hướng đốt tiền để thu hút khách hàng mà không hề quan tâm tới việc tạo ra một sự khác biệt của sản phẩm.

4. Alikolo (Indonesia)

Alikolo là một website thương mại điện tử được tạo bởi Danny Taniwan – doanh nhân khởi nghiệp đến từ Medan. Khi nói về thất bại của mình, Taniwan cho rằng đó là do bản thân thiếu kinh nghiệm, chuyển phần lớn cổ phần cho các nhà đầu tư thiên thần – những người có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử hơn ông.

Sự thất bại bao giờ cũng có nguyên nhân của nó
Sự thất bại bao giờ cũng có nguyên nhân của nó

5. Valadoo (Indonesia)

Valadoo là một trang web cung cấp các gói tour du lịch tới nhiều địa điểm tại Indonesia. Website này đã chính thức đóng cửa vào tháng 5/2015 do quá tập trung vào tăng trưởng mà bỏ qua sự cần thiết của việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững.

6. Superdeals (Singapore)

Đầu năm nay, công ty viễn thông SingTel của Singapore đã tuyên bố đóng cửa trang web cung cấp các gói giảm giá hàng ngày SuperDeals. Điều này không phải bất ngờ lớn vì mô hình kinh doanh này đã có quá nhiều trên toàn cầu.

7. Beyeu (Vietnam)

Đây là một website thương mại điện tử kinh doanh các sản phẩm dành cho trẻ em. Beyeu được hỗ trợ bởi Project Lana – một công ty Internet tại Việt Nam và là cộng đồng trực tuyến lớn dành cho phụ nữ.

Trang công nghệ này nhận định, ‘sự ra đi’ của Beyeu có thể là do áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường hoặc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bài học từ sự thất bại của 7 startup châu Á năm 2015
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here