Bài viết của anh Nguyễn Hoài Thi, Việt An Group đăng trong Group Quản trị và Khởi nghiệp đem đến một ví dụ mẫu cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Ngay từ ngày đầu tiên thành lập công ty XXXX, lý do không phải là kiếm được bao nhiêu tiền, mà đơn giản là “đi tìm sự Hạnh phúc trong công việc, muốn mang đến cho Khách hàng một Sản phẩm Chất lượng tuyệt hảo và gần đây là để xây dựng một Thương hiệu Việt”.
1. Đi tìm sự Hạnh phúc trong công việc
Ban đầu, muốn làm việc mình thích, muốn tất cả mọi người Hạnh phúc, muốn xây một môi trường thực sự Gia đình, thực sự Yêu thương, thực sự có Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và ai cũng ở đúng Vị trí của mình, đủ Năng lực để thực hiện công việc, có niềm Đam mê giải quyết vấn đề, luôn tận dụng cơ hội đang làm việc để trưởng thành hơn và cuối cùng là một cuộc sống Hạnh phúc ở chỗ làm, Hạnh phúc khi trở về nhà sau giờ làm. Còn lại, Lợi ích cá nhân chỉ đơn giản là việc Chia Bánh, sau khi đã thống nhất về con số thì cứ vậy mà lao vào làm. Đừng lăn tăn mãi mà quên Nhiệm vụ trên giao phó với sự Tin cậy.
Mỗi cá nhân trong một công ty Hạnh phúc, khi về đến nhà sẽ đóng góp rất lớn vào Hạnh phúc Gia đình. Mà mỗi gia đình có ít nhất 9 người (vợ chồng + 2 đứa con + 1 đứa em + ba má + bố mẹ) mà Hạnh phúc thì sẽ “Lan toả Hạnh phúc” ra đến cộng đồng. Một công ty có hơn 90 người là có hơn 90 gia đình. Mà nếu hơn 90 nhân viên, ai cũng hạnh phúc thì Xã hội đã có hơn 720 người được Hạnh phúc. Một cộng đồng nhỏ chỉ vậy là đủ.
2. Muốn mang đến cho Khách hàng một sản phẩm có Chất lượng tuyệt hảo
Sản phẩm Chất lượng ở đây bao gồm: Giải pháp, Sản phẩm, Dịch vụ hoặc Con người Chất lượng.
Về bản chất, Khách hàng cũng không có hoặc Hiếm khi có Yêu cầu cao hơn những gì đã ký kết trong Hợp đồng. Họ chỉ đơn giản là yêu cầu mình cung cấp đúng như những gì đã ký kết. Là chất lượng Sản phẩm, là Tiến độ, là sự Phản hồi tích cực, chủ động và là sự Công bằng (Fair) vì đã bỏ tiền ra mua. Nếu mình là Khách hàng thì có bực mình không khi mua một Sản phẩm không giống như những gì đã Quảng cáo, mà tệ hơn là làm không đúng những gì đã ký kết trong Hợp đồng?
Vì vậy, Chất lượng hoàn hảo không có gì là không đúng. Mà còn là yêu cầu tối thiểu mà ta phải đạt được, trước khi nói những gì to tát hơn.
3. Xây dựng một Thương hiệu Việt
“Made-in-Việt Nam” chưa bao giờ là cụm từ đại diện cho Chất lượng, cho Sự cam kết hay đơn giản là một thứ có thể “Tin cậy được”.
Không thể trách những ông chủ chỉ nhăm nhăm xây dựng Doanh nghiệp rồi bán đi, họ có quyền quyết định với từng đồng vốn bỏ ra.
Chỉ tiếc là Thế giới vẫn đầy rẫy “những Doanh nghiệp 100 năm”, một Đế chế về một mảng nào đó nhưng vẫn không có tên của Bất kỳ Doanh nghiệp Việt nào! Đối với tôi, đó lại là một điều cần phấn đấu để ghi dấu ấn trong cuộc đời này, cuộc đời mà mình chỉ sống có 1 lần trong đời.
M&A cũng là một đích đến, không phải bành trướng trong nước mà là mua những công ty, những Nhà sản xuất Nước ngoài (C.E.O đã già cỗi, cần bán công ty để nghỉ hưu, trong mảng KD của mình) rồi mình sẽ cử người Việt mình sang đấy làm General Manager, rồi anh em mang cả Gia đình sang đấy (như Anh Quốc, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Úc). Người Việt mình đi “cho việc” tụi Tây, khi đó mới thoả lòng mong ước!
Mỗi công ty đều có 1 Lý do để Tồn tại, “Tiền bạc cũng rất quan trọng” nhưng chỉ là phương tiện để đạt mục đích Hạnh phúc sau cùng. Và bất kỳ công ty nào cũng có thể viết lên những trang sử cho riêng mình.
[…] Lý do tồn tại của một công ty là gì? […]