Trong kinh doanh và trong cuộc sống, thất bại, khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi, điều này có thể khiến bạn suy sụp, thiếu tự tin và không muốn làm gì nữa.
Tuy nhiên hãy áp dụng 6 bước đơn giản dưới đây, bạn có thể nhanh chóng xoay chuyển tình thế, tiếp tục với các thử thách khó khăn hơn.
1. Tìm hiểu nguyên do khiến bạn bị khủng hoảng
Khi gặp thất bại, khủng hoàng, bạn nên thẳng thắn nhìn lại để tìm hiểu nguyên nhân bị khủng hoảng của mình xuất phát từ đâu và từ đó có thể điều chỉnh, thay đổi, rút kinh nghiệm.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng khủng hoảng thường thấy như: bạn muốn trì hoãn việc sắp phải làm bởi bạn sợ nó; bạn thấy mình thiếu tự tin, không dám bắt tay vào làm; bạn đã triển khai được một nửa dự án, dễ rơi vào trạng thái bế tắc và khó khăn…
2. Tạo ra những điều kiện kiến bạn KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM việc đó
Khi bạn không muốn làm gì thì bạn sẽ càng có lý do để không làm điều gì đó và sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự thay đổi.
Hãy tự mình tạo ra những điều kiện để bạn không thể không làm việc đó, buộc phải làm nó và không thể khác được, điều này sẽ tạo động lực cho bản thân hành động để thay đổi.
Ví dụ không có động lực tập thể dục, chạy bộ, bạn có thể sắp sẵn quần áo tập ở đầu giường từ tối hôm trước để nó sẽ là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy khi ngủ dậy, hoặc biện pháp mạnh hơn là có bạn đồng hành sẽ khiến bạn có thêm động lực để làm tốt công việc hơn…
3. Những lúc mệt mỏi, hãy chăm sóc bản thân thật tốt
Những lúc khủng hoảng, buồn bã, ai cũng không có tâm trạng để chăm sóc bản thân, để mặc bản thân từ ngày này sang ngày khác… Tuy nhiên đây là điều không nên.
Hơn lúc nào hết bạn phải chăm sóc bản thân thật tốt để có thể đối diện và chiến đấu tiếp tục với những thử thách sau đó. Bạn có thể nghỉ ngơi đôi chút bằng cách rời khỏi bàn làm việc của mình và hít thở không khí trong lành, nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách, lựa chọn thực phẩm và đồ uống lành mạnh.
Dành thời gian chăm sóc cơ thể sẽ khiến bạn lấy lại nguồn năng lượng đã mất.
4. Khi không đủ tự tin, hãy tự hỏi tại sao bạn lại nghi ngờ khả năng của mình
Sau thất bại, bạn nghi ngờ chính mình. Tại sao lại có suy nghĩ đó xuất hiện trong đầu bạn? Có những nhận xét tiêu cực làm phiền đến bạn? Bạn đã từng bị so sánh mình với người khác?…
Khi bạn đang phải vật lộn với suy nghĩ tiêu cực, hãy tự thưởng cho mình một lời khen, hoặc làm điều gì đó thú vị để tạo niềm vui cho chính mình, làm động lực để bạn tiến lên.
5. Khi bạn đang ở giữa của cuộc hành trình, hãy kiên trì đến cùng
Thông thường, khi ở giữa cuộc hành trình, mãi chưa thấy thành công đâu, con người ta thường hay nản chí. Điều đó rất bình thường.
Hãy nhìn lại những gì đã hoàn thành, bạn sẽ thấy mình đã chăm chỉ như thế nào và chỉ cần một chút bứt phá nữa thôi là có thể đón nhận thành quả. Đôi khi bạn bỏ cuộc khi chỉ cách thành công một khoảng rất ngắn, vì vậy nên kiên trì, theo đuổi đam mê đến cùng.
6. Luôn nhớ khủng hoảng sẽ không kéo dài mãi mãi
Khủng hoảng cũng như rất nhiều điều khác trong cuộc sống đều có tính tạm thời, không có gì là mãi mãi. Do đó bạn hãy loại bỏ tâm lý chán chường, tự ti, buông bỏ mà hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ nó và tiếp tục chiến đấu.
[…] “Đừng bao giờ sợ thất bại. Cha của tôi thâm chí còn luôn khuyến khích… thất bại, bởi theo ông, chỉ khi […]
[…] nếu rơi vào hoàn cảnh này, dưới đây là 6 bước bạn cần làm để đứng dậy sau mỗi lần thất bại […]
[…] Thất bại khiến Thịnh chán nản muốn từ bỏ để tìm cho mình một hướng đi mới dễ dàng hơn. Nhưng lúc đó, một người bạn đã khuyên cô hãy đứng dậy và tập trung ngay vào dự án Aupair. […]
[…] kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn đã ngã bao nhiêu lần và học được gì sau mỗi lần vấp ngã. Tiền thì tiêu là hết, nhưng kinh nghiệm thì tiêu không bao giờ […]