5 lý do khiến các startup giáo dục có tỷ lệ thất bại cao

3
2614

Startup trong lĩnh vực giáo dục hay còn gọi là edtech startup thường có tỷ lệ thất bại cao do rất nhiều yếu tố. Dưới đây là 5 nguyên nhân hàng đầu khiến startup giáo dục thất bại.

1. Thiếu hiểu biết về thị trường

Thị trường giáo dục là một thị trường rất đặc biệt và chỉ có một vài ngành công nghiệp đạt được mức độ phức tạp này.

Trong khi các startup khác có thể xây dựng lòng tin tưởng và danh tiếng từng bước một, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục – Edtech startup phải có được sự tín nhiệm của khách hàng ngay từ những ngày đầu, sẽ không ai tin tưởng vào một dịch vụ giáo dục mà chưa được công nhận rộng rãi.

Vì vậy Edtech startup phải xây được lòng tin từ phía khách hàng ngay từ những ngày đầu để có thể nhanh chóng được công nhận rộng rãi.

Thị trường quyết định 80% thành công của sản phẩm đó. Muốn được công nhận rộng rãi, startup phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng nhu cầu của thị trường, tạo nên những sản phẩm khác biệt, độc đáo. Rất nhiều startup mới ra đời mỗi ngày trong lĩnh vực giáo dục vẫn cung cấp sản phẩm không có sự khác biệt, đại trà hoặc có nhiều sản phẩm miễn phí trước đó rồi, do đó thành công là điều không thể.

2. Thiếu kiên nhẫn và kỳ vọng tăng trưởng quá sớm

Bước vào startup giáo dục nghĩa là bạn bắt đầu bước đi trên một đoạn đường dài, ít nhất là trong 15-20 năm. Chưa từng có một startup giáo dục nào có thể tăng trưởng siêu nhanh.

Trong thị trường dịch vụ giáo dục, bạn cần rất nhiều thời gian để tìm được mô hình, giá cả, chiến lược đúng đắn so với các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, đừng tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) trước khi bạn có sản phẩm tốt, bởi vì đó là con đường ngắn nhất đưa bạn đến thất bại. Hãy kiên nhẫn, thời gian công ty tồn tại càng lâu, cơ hội thành công sẽ càng cao hơn.

3. Ảo tưởng về lực kéo ban đầu

Hầu hết, các edtech startup có sức thu hút vào thời gian ban đầu khiến những nhà sáng lập nghĩ rằng đã tìm được con đường đúng đắn. Tuy nhiên, giai đoạn sau mới là điều bạn nên quan tâm.

Bạn cần sẵn sàng tiếp nhận những lời chỉ trích, góp ý từ nhóm khách hàng sau này, bởi vì nó sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn, tinh chỉnh mô hình kinh doanh của bạn phù hợp hơn, thay vì suy sụp vì cảm thấy không thể chinh phục được thị trường như kỳ vọng lúc đầu.

Startup Giáo dục cần phải kiên trì trong thời gian lâu dài
Startup Giáo dục cần phải kiên trì trong thời gian lâu dài

4. Người dùng nhiều nhưng không trả phí

Khi có hàng triệu người dùng, bạn dễ “say” trong chiến thắng và bắt đầu nỗ lực tìm kiếm thêm người dùng như bằng chứng hiển hách của sự thành công. Và để duy trì điều đó, startup bắt đầu tìm vốn từ các quỹ VC. Đây là một sai lầm!

Bạn hãy tìm cách khác để tiếp cận người dùng thay vì dùng tiền tạo ra và cung cấp các công cụ miễn phí chỉ để có thật nhiều người dùng. Số lượng người dùng không giúp bạn sống sót, thay vào đó là những khách hàng trả tiền mua sản phẩm của bạn.

Để tồn tại, bạn cần xây dựng mô hình kinh doanh bền vững và khách hàng hài lòng khi trả tiền cho bạn mà không phàn nàn gì.

5. Không tìm được doanh thu

Phụ huynh thích sản phẩm giá rẻ nhưng có chất lượng tốt, nhà trường lại thích sản phẩm độc đáo để họ có thể “một vốn – bốn lời” nhằm tăng lợi nhuận… Mỗi đối tượng khác nhau bạn sẽ phải cân nhắc để làm sao thu được doanh thu, lời lãi.

Nhiều nhà sáng lập edtech huy động vốn trước khi tìm ra mô hình phù hợp. Quỹ đầu tư VC có chu kỳ 8 – 10 năm để yêu cầu bạn hoàn vốn. Không có cách nào một startup giáo dục có thể phát triển nhanh trong khoảng thời gian đó. Vì vậy, đừng huy động vốn quá nhiều và quá nhanh, nó sẽ rút ngắn thời gian tồn tại của bạn.

Edtech startup là một trong những thị trường khốc liệt và có đặc thù riêng nhưng luôn luôn có những cơ hội dành cho những ai biết nên và không nên làm gì trong thị trường edtech để thành công.

5 lý do khiến các startup giáo dục có tỷ lệ thất bại cao
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here