Đối với startup, gọi vốn thành công được coi là một trong những mục tiêu quan trọng, giúp doanh nghiệp/dự án của bạn có được nguồn lực để phát triển.
Tuy nhiên, sau khi gọi vốn thành công không phải là thời gian startup sẵn sàng tiêu tiền “xả láng” mà đó mới chỉ là khởi đầu của những khó khăn trước mắt. Bạn còn rất nhiều việc phải làm trong con đường chông gai phía trước. Dưới đây là những việc bạn cần xem xét khi đã nhận được số vốn mong ước.
Cập nhật lại bản kế hoạch kinh doanh
Sau khi hai bên đã đạt các thỏa thuận, bước tiếp theo là tiến hành ký hợp đồng mua bán cổ phần và làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Việc này mất khá nhiều thời gian. Giai đoạn từ lúc chốt thỏa thuận đến khi tiền vào tài khoản của công ty thường không dưới 3 tháng.
Và với khoảng thời gian 3 tháng thì tình hình đã khác nhiều so với lúc lập kế hoạch, do đó, bạn không thể áp kế hoạch của ba tháng trước vào kế hoạch hiện tại mà phải cập nhật lại kế hoạch kinh doanh và chi tiêu hàng tháng ngay khi nhận được vốn.
Nghĩ đến vòng gọi vốn tiếp theo
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây là công việc khá quan trọng ngay khi vừa nhận vốn lần đầu. Trong kế hoạch kinh doanh, với số vốn được rót, bạn hãy viết rõ các mục tiêu cần thực hiện. Việc thực hiện tốt các mục tiêu đó là điều kiện quan trọng để thuyết phục quỹ đi tiếp với công ty và nghĩ đến vòng gọi vốn tiếp theo.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp cũng nên lưu ý đến khoảng thời gian chờ đợi trong kế hoạch gọi vốn vòng hai của mình.
Tận dụng tối đa sự trợ giúp của các quỹ đầu tư
Khi nhận được vốn, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được thêm rất nhiều sự trợ giúp về xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự, quy trình vận hành và quản trị chiến lược từ phía nhà đầu tư.
Chính sự khắt khe và giàu kinh nghiệm, nguồn lực của các quỹ đầu tư sẽ giúp dự án khởi nghiệp của bạn sớm thành công.
Quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH
Thông thường nếu start-up đã quyết định gọi vốn thì nên lập công ty cổ phần ngay từ đầu vì nếu lập công ty kiểu khác thì cuối cùng cũng đổi sang hình thức cổ phần, bán lại cho quỹ đầu tư.
Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính và đội ngũ sáng lập quyết định.
Phân chia quyền sở hữu công ty
Khi nhà đầu tư quyết định rót tiền cho startup, họ sẽ nhận được quyền lợi trong công ty startup đó dưới dạng cổ phần và số cổ phần này được chuyển thành tiền mặt khi công ty đó được mua lại hoặc trở thành công ty đại chúng (IPO). Bạn nên xem xét kỹ điều này.
– Số tiền thanh khoản (Liquidation:): Đây là số tiền mà startup sẽ phải trả lại cho nhà đầu tư sau này. Điều này sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng giữa startup và nhà đầu tư. Thông thường nhà đầu tư sẽ nhận lại gấp 2 lần số tiền đã đầu tư (x2), tuy nhiên, con số này có thể là x1 hoặc x3 phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
– Quyền tham gia chia cổ phần sau khi đã thoái vốn (Participating): Nhà đầu tư sẽ có quyền có cổ phần sau khi đã thoái vốn, điều này nằm trong thỏa thuận giữa các bên.
– Tỷ lệ cố phần (Shares): Tỷ lệ % cổ phần được chia cho nhà đầu tư
Đối với những công ty phải thực hiện nhiều lần gọi vốn thì quy trình lại được tiếp tục giống như những vòng gọi vốn trước đó. Các thông tin chi tiết trong hợp đồng cũng như thỏa thuận giữa nhà đầu tư và startup sẽ khác nhau tùy vào từng dự án cụ thể, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hướng phát triển của công ty lẫn quyền sở hữu, chia chác lợi nhuận sau này.
[…] cho hay: “Chúng tôi cũng đưa ra những điều kiện rất thuận lợi để những doanh nghiệp startup có thể tham gia vào chương trình của Hòa Lạc IoT Lab một cách thuận lợi nhất […]
[…] thương mại điện tử Top Mốt đã vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư cá nhân đến từ Mỹ, châu Âu và châu […]