Với các startup, số vốn cần huy động để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh luôn là bài toán khó. Rất nhiều nhà khởi nghiệp băn khoăn nên gọi vốn ngay từ các nhà đầu tư hay để tự thân vận động trong giai đoạn đầu?
Dưới đây là những điều bạn có thể tham khảo để cân nhắc lựa chọn phương án tối ưu nhất cho mình.
1. Gọi vốn từ nhà đầu tư
Thuận lợi: Bạn sẽ có một số vốn như mơ ước để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình mà không phải suy nghĩ về việc kiếm đâu nguồn tiền để trang trải.
Khó khăn
Bên cạnh thuận lợi, gọi vốn từ các nhà đầu tư cũng có rất nhiều khó khăn và nguy cơ tiềm ẩn, có thể kể đến một số khó khăn sau:
– Gọi vốn cần rất nhiều thời gian, ngay cả khi bạn cẩn thận tiếp cận với các quỹ đầu tư vẫn còn hoạt động tích cực và thấu hiểu ngành công nghiệp của bạn. Quá trình gọi vốn, lựa chọn nhà đầu tư, tiếp cận nhà đầu tư cũng là 1 quá trình kéo dài có khi đến 1 năm, hơn năm. Do đó cân nhắc khi tiếp cận khách hàng tiềm năng trước hay tiếp cận các nhà đầu tư trước là ở bạn, thời gian chờ đợi cũng khá lâu, không phải “một sớm một chiều”.
– Các đối tác góp vốn vào một quỹ đầu tư đều kỳ vọng thu được lợi nhuận, bị thời gian ràng buộc mỗi khi đầu tư. Do đó bạn phải xem xét mình có “đuổi kịp” với tốc độ tăng trưởng yêu cầu đó không hay startup của bạn sẽ bị ép “chín non”. Nếu thời gian ràng buộc lợi nhuận không phù hợp sẽ làm khó cho chính bạn.
– Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường thích đối mặt với các nguy cơ thị trường hơn là những nguy cơ về mặt kỹ thuật. Do đó nếu đang khó khăn về kỹ thuật chứ không phải thị trường, khách hàng thì bạn đã tiếp cận nhầm đối tượng đầu tư. Bạn chỉ thật sự sẵn sàng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm khi startup đã có thể tiếp cận thị trường với một mẫu sản phẩm hoàn chỉnh trong tay.
– Vốn không phải để tiêu xả láng mà nó được hiểu như 1 khoản tiền thế chấp. Đó là dòng vốn phục vụ cho một mục đích rất cụ thể, và cái mục đích này đặt ra những trách nhiệm to lớn và lâu dài cho bạn khi nhận được khoản vốn đó.
– Khi mở rộng quy mô công ty, điều quan trọng là bạn phải sở hữu nó càng nhiều càng tốt. Nếu như huy động vốn quá sớm từ các quỹ đầu tư thì bạn sẽ phải chia sẻ tài sản cho họ, tài sản riêng của bạn có thể sẽ không tồn tại.
2. Tự thân vận động, bươn chải
Thuận lợi
– Bạn có thời gian và cơ hội chứng tỏ bản thân trước khi gọi vốn. Thực tế, bạn chỉ nên gọi vốn để xây dựng đội ngũ, bổ sung sản phẩm mới, hay bước chân vào các thị trường quốc tế. Không nên gọi vốn để thực thi một ý tưởng mới nằm ở giai đoạn tiền khả thi.
– Bạn sẽ xây dựng được tinh thần hiếu chiến hơn khi bạn phải đương đầu với những khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Tất nhiên, bạn sẽ không thể có được cái tinh thần ấy nếu như vừa khởi sự bạn đã có trong tay khoản tiền đầu tư kếch sù từ các quỹ đầu tư.
– Bạn sẽ sáng tạo hơn, đây là điều đã được minh chứng. Khi tự mình làm chủ và quyết định sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ, bạn có thể sẽ tiếp cận thị trường tiềm năng mà khi có tiền nhiều bạn sẽ không nhận ra ví dụ như nghiên cứu giá rẻ, bình dân, đột phá cho người nghèo, khó khăn…

Khó khăn
– Khi tự bươn chải, sản phẩm của bạn sống hay chết đều chỉ phụ thuộc vào doanh thu từ người dùng. Bạn phải rất chắc chắc về mô hình kinh doanh của mình cũng như hiểu rõ thị trường. Sản phẩm của bạn liệu có chỗ đứng hay không, có thể trải qua những thăng trầm để đến khách hàng tiềm năng không… Và quan trọng nhất là bạn phải cực kỳ kỷ luật trong việc quản lý tài chính dù bạn chọn hình thức nào đi chăng nữa.
– Đối mặt với các khoản nợ: hãy nghĩ đến những giới hạn bạn có thể chịu đựng được, đối phó với những khoản nợ nần ra sao khi kinh doanh. Việc đó sẽ giúp bạn xác định được rằng liệu mình có cần vốn bên ngoài không và bao nhiêu là đủ, đặc biệt là nếu bạn đang trong giai đoạn đẩy mạnh tăng trưởng.
Khi quyết định chọn tự lập hay gọi vốn từ quỹ đầu tư, bạn cũng nên xem lại chính mình muốn làm chủ hoàn toàn hay báo cáo nhà đầu tư? Lợi nhuận, tài sản chia sẻ hay một mình bạn nắm giữ và lèo lái con thuyền kinh doanh?… Mỗi 1 hình thức sẽ có thuận lợi và khó khăn riêng, do đó nên hiểu kế hoạch kinh doanh, sản phẩm của mình trước khi quyết định.
[…] Nên gọi vốn hay “tự thân vận động” giai đoạn đầu… […]
[…] Nhờ làm việc ở các quán bar vào buổi tối, cuối tuần và nhận vẽ tranh thuê, Cassandra đã dành dụm được 10.000 bảng để làm vốn kinh doanh. […]