Khi thuyết trình gọi vốn trước nhà đầu tư, nếu muốn được rót vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình thì bạn nên tránh những điều sau đây.
1. Không biết gì về nhà đầu tư
Đây là điều tối kỵ, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu kỹ về nhà đầu tư trước khi gặp và thuyết trình về ý tưởng của mình. Họ quan tâm đến lĩnh vực gì, đã đầu tư vào những công ty, dự án nào, tầm nhìn của họ có giống bạn hay không…
Việc hiểu rõ nhà đầu tư sẽ khiến bạn đi đúng hướng hơn khi thuyết trình, bạn sẽ cho nhà đầu tư thấy công ty, dự án, sản phẩm của bạn có mối liên hệ với họ, cho họ biết vì sao cần đầu tư vào công ty startup của bạn và tầm nhìn, hướng đi của bạn cũng ít nhiều giống của họ…
2. Mô tả dài dòng không có điểm nhấn
Một bài trình bày dài dòng sẽ khiến người nghe mệt mỏi và không thể biết được đâu là điều bạn muốn nhấn mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể bỏ qua rất nhiều thông tin hay, mang tính quyết định xem họ có nên đầu tư cho dự án của bạn hay không.
Vì thế, thay vì những slide dài dòng, mô tả chi tiết không đáng có, bạn hãy chọn lọc những thông tin cần thiết nhất và bài trình bày của bạn chỉ nên kéo dài 10 – 15 phút, làm nổi bật những ưu điểm và tính năng của sản phẩm, sự khác biệt độc đáo so với đối thủ hay thị trường…
Bạn cũng đừng tô hồng hay tung hê sản phẩm xa quá, có tính cách mạng, đột phá này nọ… vì những ý tưởng mang tính cách mạng, đổi mới là rất hiếm và khó thành sự thật.
3. Không có kế hoạch rõ ràng
Bạn đến trình bày với nhà đầu tư nhưng lại mang 1 kế hoạch không rõ ràng, không chỉ ra một hướng đi, kế hoạch phát triển rõ ràng trong tương lai và không có bất kỳ con số nào cụ thể chứng minh cho điều đó. Vậy thì nhà đầu tư chỉ còn cách là từ chối bạn mà thôi.
Bản kế hoạch chỉn chu phải cho thấy được từng giai đoạn phát triển cụ thể của quá trình kinh doanh, mô hình kinh doanh, chiến lược nhân sự, chiến lược marketing, thị trường mục tiêu, kế hoạch tiếp thị, phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh, dự thảo tài chính, chiến lược thoái vốn…
Trong quá trình “chém” về kế hoạch, cũng đừng cao hứng mà khẳng định ý tưởng của bạn không có cạnh tranh hay ít cạnh tranh bởi bất kỳ thị trường nào cũng tồn tại nhiều đối thủ. Nếu bạn nói rằng thị trường mình đang hướng tới không có đối thủ cạnh tranh thì rất có thể là nói dối hoặc nhà đầu tư sẽ cho rằng thị trường đó không có bất cứ tiềm năng nào để phát triển cả. Do đó nên có sự nghiên cứu thị trường kỹ càng và cho vào bản kế hoạch trước khi gặp gỡ nhà đầu tư.
4. Thuyết trình thiếu tự tin, thiếu “lửa”
Bạn tập trung để trình bày kế hoạch, số liệu, bản vẽ… khiến buổi gặp rất khô khan, nặng nề. Bên cạnh đó bạn còn thể hiện rõ sự bối rối, luống cuống và run, thiếu bình tĩnh, tự tin, nói trước quên sau, nói lặp, nói thiếu, không truyền đạt được hết điều muốn hỏi…
Thay vì tăng mức độ nghiêm trọng cho buổi gặp gỡ nhà đầu tư thì bạn nên chuẩn bị tâm lý thoải mái với tinh thần hợp tác win – win để trình bày được tốt hơn.
Hãy trao đổi như 1 cuộc trò chuyện bình thường, trình bày bằng tất cả sự tâm huyết và chân thành của mình, gơi dậy sự hứng thú, truyền lửa cho nhà đầu tư, biết đâu họ cũng sẽ bị tinh thần nhiệt huyết của bạn thuyết phục mà rót vốn.
5. Tâm lý bảo thủ
Khi thuyết trình, rất có thể nhà đầu tư sẽ góp ý hoặc yêu cầu bạn thay đổi một số yếu tố. Bạn không nên cố chấp, bảo thủ mà từ chối ngay những lời đề nghị này.
Thay vì bác bỏ, bạn hãy tiếp nhận những lời đề nghị như một bài học quý và xem xét kỹ lưỡng xem có thể áp dụng cho doanh nghiệp startup của mình không. Biết lắng nghe, bạn sẽ có nhiều cơ hội để nhận được đầu tư hơn.
[…] 5 sai lầm startup cần tránh khi thuyết trình gọi vốn… […]
[…] VSV Master Class được tổ chức nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, giám đốc và nhà quản lý các bộ phận về cách thức vận hành, thiết kế mô hình doanh nghiệp cũng như chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, khóa học cũng cung cấp những kinh nghiệm thực tế cho nhà đầu tư trong việc huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp. […]
[…] Thuyết trình là việc không thể thiếu khi startup muốn gọi vốn đầu tư khởi nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng, học hỏi cách thuyết trình lôi cuốn, hấp dẫn, bạn cần phải có kỹ năng ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra. […]
[…] Tiền vốn đầu tư nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô kinh doanh. Nếu nhiều vốn bạn có thể mở quy mô lớn hoặc xây dựng mô hình bán buôn bán lẻ… Với số tiền vừa phải bạn có thể kinh doanh với mô hình phù hợp, nhập số lượng hàng mỗi loại ít hơn và khi nào đó hết hàng thì bổ sung thêm. […]
[…] Vốn đầu tư là điều đầu tiên và quan trọng nhất để biến ý tưởng thành hiện thực. Nếu bạn không có các nguồn vốn cần thiết lúc đầu, quá trình phát triển và ổn định doanh nghiệp sẽ chậm chạp, nếu không muốn nói là khó khăn và bế tắc, nhất là khi đối mặt với nợ nần chồng chất. […]