Không phải ai cũng làm được lãnh đạo, có những người lãnh đạo luôn được nhân viên nể phục mặc dù họ khá nghiêm khắc trong công việc, có những người lại không khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục” dù họ có tài năng thực sự…
Dưới đây là những phẩm chất, tính cách cần thiết của một nhà lãnh đạo tuyệt vời.
1. Giao tiếp tốt
Đây là yếu tố rất quan trọng cho những ai làm lãnh đạo. Người lãnh đạo tốt phải luôn luôn mở rộng các kênh để giao tiếp với nhân viên, cộng sự để thông báo về quyết định mới, phản hồi trong quá trình làm việc và cả gia tăng sự gắn kết với các nhân viên thông qua những lần trò chuyện truyền cảm hứng…
Giao tiếp thoải mái, cởi mở, biết lắng nghe, chia sẻ sẽ khiến không khí trong doanh nghiệp được tốt hơn, tránh tâm trạng nặng nề, khó chịu. Thay vì chỉ trích, quát mắng nhân viên khi họ làm sai, lãnh đạo tốt biết cách trao đổi thẳng thắn, phân tích tình hình và chỉ bảo, hướng dẫn nhân viên tránh đưa ra những quyết định sai lầm, và làm cho nhân viên tự tin rằng mình tự làm được điều đó.
Nếu một lãnh đạo lúc nào cũng chỉ sử dụng cách thức đe dọa nhiều hơn bất kỳ một chiến thuật nào khác thay vì nói chuyện với nhau thì họ sẽ không được nhân viên nể phục. Dọa dẫm không bao giờ giúp ích cho tổ chức hay các nhân viên cả.
2. Tin vào cộng sự, công tâm, chính trực
Một lãnh đạo đa nghi, chỉ dám dùng người thân để đặt vào các vị trí quản lý thì dần dà hình thành một gia đình trị, tạo nên sự mất niềm tin trong nội bộ, khiến nhân viên rời xa mình.
Một người lãnh đạo tốt có sự giản dị dễ gần, còn nội tâm sáng suốt, dùng người không nghi, cứ có tài là dùng, không cần biết là thân hay sơ, công tâm, bình đẳng giữa mọi nhân viên với nhau.
Tin tưởng vào bản thân là quan trọng nhưng họ còn đặt niềm tin vào cộng sự, vào nhân viên, những người tài đã tuyển dụng về. Việc tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng của mình sẽ vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa cổ vũ tinh thần làm việc hết mình của nhân viên lâu năm.
3. Quyết đoán
Tính quyết đoán cũng cực kỳ quan trọng với người lãnh đạo giỏi. Đứng trước những tình huống cần quyết định nhanh hay trước vô số những ý kiến góp ý của nhân viên về sự phát triển của doanh nghiệp, một lãnh đạo giỏi không được do dự. Họ phải quyết định nhanh và chính xác con đường đi, hướng phát triển của công ty một cách đúng đắn nhất.
Nếu 1 người lãnh đạo không có tính quyết đoán sẽ không có nhiều ảnh hưởng với cấp trên, thậm chí có thể ảnh hưởng bất lợi tới những người trong ê-kíp làm việc của mình ví dụ những vấn đề liên quan tới các vấn đề về tiền thưởng, tăng lương hay thăng chức…
4. Kỹ năng lên kế hoạch tốt
Lãnh đạo thành công là phải có kỹ năng lên kế hoạch tốt, có định hướng rõ ràng con đường đi cho doanh nghiệp của mình cũng như công việc của từng bộ phận.
Kỹ năng lên kế hoạch tốt sẽ giúp lường trước những mối lo ngại có thể xảy đến, đối phó với mọi phương án để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như lợi ích của nhân viên. Ngược lại, nếu một người chủ doanh nghiệp không thể kiểm soát được việc cần phải làm gì, thì chắc chắn cấp dưới sẽ là người lãnh hậu quả.
5. Không ngạo mạn
Một người chủ doanh nghiệp thân thiện luôn ghi điểm tốt hơn so với những ai hay “vỗ ngực” khi có thành tích tốt, chỉ trích người khác khi có chuyện xấu.
Nếu nhà lãnh đạo lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác khi có vấn đề xảy ra nhưng lại nhận công trạng đầu tiên khi có thành công thì không ai muốn gắn bó lâu dài.
6. Quan tâm đến người khác
Lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải quan tâm đến nhiều chuyện to tát, thế nhưng bên cạnh việc quan tâm đến công việc, bạn cũng nên chú ý đến đời sống của nhân viên.
Nếu một người sếp chẳng thèm để ý tới chuyện khẩn cấp xảy ra với gia đình nhân viên hay gọi điện cho nhân viên khi họ đang trên giường bệnh chỉ để hỏi xem bao giờ đi làm… thì sự an toàn và khỏe mạnh của nhân viên hoàn toàn không nằm trong danh sách ưu tiên của sếp. Lâu dần nhân viên sẽ thấy lãnh đạo thiếu tinh tế, thiếu sự quan tâm và họ tìm đến người lãnh đạo khác chu đáo hơn.
7. Vững chãi trước khó khăn
Khi đối mặt với những khó khăn, rủi ro, người đứng đầu tàu mà không vững thì làm sao nhân viên bên dưới có thể vững tâm tiếp tục công việc?
Do đó, dù thế nào đi nữa, nhà lãnh đạo giỏi phải trở thành điểm tựa trấn an và tạo cảm hứng để các thành viên trong công ty tiếp tục công việc khi công ty gặp khó khăn. Không nản chí, bỏ cuộc mà tiếp tục chèo lái con thuyền, điều này sẽ khiến nội bộ gắn bó và đồng sức đồng lòng hơn.
8. Không ngừng tự học hỏi hoàn thiện bản thân
Lãnh đạo có thể phê phán, chỉ trích nhân viên nhưng bên cạnh đó, phải luôn nỗ lực tự hoàn thiện mình, sửa sai, học hỏi tính cách tốt, loại bỏ tính cách xấu, tích cực thay đổi thái độ… để nhân viên khâm phục và trung thành.
[…] sự nghiệp kinh doanh của mình, Bezos luôn cho rằng, một doanh nhân giỏi cần phải vừa kiên định và linh […]
[…] đẩy tinh thần làm việc của nhân viên là công việc mà người lãnh đạo luôn phải quan tâm và ưu tiên. Nhân viên có hứng thú, động lực với công việc […]
he8vcs http://www.FyLitCl7Pf7kjQdDUOLQOuaxTXbj5iNG.com
[…] làm thế nào để lãnh đạo xây dựng được một đội ngũ giỏi? Dưới đây là 3 lưu ý người đứng đầu […]
[…] làm thế nào để lãnh đạo xây dựng được một đội ngũ giỏi? Dưới đây là 3 lưu ý người đứng đầu […]
38opsz http://www.FyLitCl7Pf7kjQdDUOLQOuaxTXbj5iNG.com
[…] đưa chúng tôi con của bạn, chúng tôi sẽ trả lại một nhà lãnh đạo tương lai”, đây là lời quảng cáo của một trung tâm giáo dục ở Quảng Châu, […]
[…] Lãnh đạo ích kỷ cố gắng lãnh đạo người khác vì lợi ích bản thân và gây thiệt hại cho người khác. Họ thăng tiến trên tổn thất của những người xung quanh. […]
[…] Nhà lãnh đạo lớn có trình độ EQ (cảm xúc) rất cao. Một doanh nghiệp không thể vận hành chỉ bằng sự máu lạnh và vô cảm. Nếu bạn không thể nắm bắt khái niệm này, bạn không phù hợp làm người lãnh đạo. […]