Một số lưu ý để kỹ năng lắng nghe tốt hơn khi khởi nghiệp

7
5489

Giao tiếp là một yếu tố quan trọng dẫn tới thành công khi kinh doanh khởi nghiệp, trong đó có kỹ năng lắng nghe.

Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng. Kỹ năng nói là tiền đề để bạn tạo dựng mối quan hệ, nhưng nghệ thuật lắng nghe mới là nhân tố chính mang đến thành công cho bạn.

Lắng nghe sẽ giúp bạn nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt. Bên cạnh đó nó còn tạo sự liên kết về cảm xúc giữa người với người trong giao tiếp.

Dưới đây là một số kỹ năng để việc lắng nghe của bạn hiệu quả và tốt hơn.

1. Lắng nghe một cách chủ động, tập trung

Lắng nghe chủ động là khi bạn gác lại các việc khác, hoàn toàn chú tâm vào câu chuyện, vấn đề đang nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn. Điều đó cũng thể hiện bạn đang tôn trọng người nói.

Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người nói để tập trung và tôn trọng câu chuyện của người khác. Vì khi đó bạn đã xem câu chuyện của họ như câu chuyện của mình. Đã là câu chuyện của mình thì tất nhiên mình phải quan tâm.

2. Hỏi đáp phản hồi, hưởng ứng người nói

Chăm chú nghe vẫn là chưa đủ, bạn cần phải có sự hưởng ứng, ủng hộ người nói. Bạn có thể lặp lại thông tin và đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn khi người nói đã trình bày xong.

Nhưng nếu chúng ta chưa hiểu, thay vì ậm ừ cho qua chuyện, hãy đặt câu hỏi để làm rõ. Điều này không khiến người nói khó chịu mà ngược lại họ rất vui vì bạn đang cho họ một cơ hội để thể hiện rõ vấn đề họ đang trình bày.

Tuy nhiên hỏi đáp phản hồi phải tinh tế, nó khác hẳn với việc cắt ngang, cướp lời người nói. Khi bạn muốn hỏi hay phát biểu ý kiến thì hãy để người nói trình bày xong ý đó, rồi đề nghị giải thích hoặc trình bày quan điểm của mình. Việc phản ứng đó phải đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện bạn là người biết lắng nghe và kiên nhẫn khi lắng nghe.

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Không nên chăm chăm nhìn người nói mà phải hưởng ứng, ủng hộ
Không nên chăm chăm nhìn người nói mà phải hưởng ứng, ủng hộ

Việc chăm chú, tập trung lắng nghe còn được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người nói, đây là cử chỉ thể hiện sự tôn trọng họ.

Nhưng sẽ rất phản cảm nếu bạn chỉ đứng yên nhìn chăm chăm vào người nói, bạn nên có những hành động để người nói biết rằng bạn đang rất hứng thú với câu chuyện họ đang kể.

Bạn có thể đáp lại bằng những cái gật đầu hay đệm thêm ừ, à, vâng… Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và hứng thú với câu chuyện của họ.

4. Những điều nên tránh

Bên cạnh việc tập trung lắng nghe, hưởng ứng và hiểu câu chuyện họ đang nói, bạn cũng nên tránh một số điều không hay khi lắng nghe như:

Ngôn ngữ và cử chỉ không phù hợp: Khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo… Điều đó chỉ cho thấy bạn không tập trung về người nói.

Tránh việc có định kiến hoặc cố chấp không đồng tình với lý lẽ của người nói. Vô hình chung việc này sẽ khiến bạn không lắng nghe mà lờ đi vấn đề họ đang nói.

Gây ồn ào, ảnh hưởng khiến cho người nói mất tập trung và tỏ rõ thái độ không nhiệt tình.

Không nên có những trạng thái tình cảm quá mức bình thường như: Lo lắng, khiếp sợ, giận dữ…

Một số lưu ý để kỹ năng lắng nghe tốt hơn khi khởi nghiệp
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

7 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here