11 điều cần xem xét khi góp vốn kinh doanh nhà hàng

1
3157

Khi bạn có ý tưởng kinh doanh, kế hoạch tốt nhưng khó triển khai vì thiếu vốn, bạn sẽ nghĩ đến việc góp vốn với người khác để kinh doanh, quản lý nhà hàng hoặc ngược lại, bạn có tiền để góp cùng người khác làm kinh doanh. Dù thế nào thì đây cũng là hình thức cùng nhau hợp tác, kinh doanh thu lãi và có vẻ sẽ giúp bạn “dễ thở” hơn khi bắt đầu kinh doanh.

Tuy nhiên, theo thống kê thường có khoảng 70% nhà hàng thất bại vì những cuộc xung đột giữa những nhà đồng sáng lập. Do đó trước khi quyết định góp vốn kinh doanh nhà hàng, bạn phải xem xét nhiều yếu tố, dưới đây là 11 điều mà bạn phải xem xét kỹ lưỡng.

1. Những hình mẫu góp vốn thường gặp

– Khi nhà đồng sáng lập là bạn bè: Nghĩa là bạn và người đồng sáng lập là bạn bè quen trước khi cùng nhau lập ra nhà hàng, quán ăn. Ưu điểm là họ có thể rất tốt bụng hào hứng thậm chí nhiệt tình thái quá với ý tưởng của bạn, tuy nhiên, khi hết thời kỳ háo hức, họ thường “mất lửa” và sẽ trì trệ trong công việc. Và bạn bè thì hay nể nang nhau nên cũng khó góp ý, phê bình, lâu dần kinh doanh đổ vỡ.

– Khi nhà đồng sáng lập là người góp vốn chính: Có một số trường hợp bạn có ý tưởng tốt, kế hoạch tốt, mặt bằng thuận tiện, và tin chắc vào khả năng chiến thắng, tuy nhiên bạn thiếu vốn. Đây là lúc bạn sẽ gặp nhà đồng sáng lập thế này. Họ sẽ giúp bạn thực hiện ý tưởng thành hiện thực nhưng sẽ luôn quan tâm về việc phân chia mọi thứ trước khi thực sự tạo ra điều gì.

– Khi nhà đồng sáng lập là những người thích vạch ra chiến lược: Việc vạch ra một chiến lược cụ thể để bám sát và đi theo là một điều cần thiết nhưng nếu thái quá thì sẽ khiến người kia “khó thở” và không chịu được. Họ tạo ra các kế hoạch vĩ đại, văn hoa nhưng lại không biết phải làm sao để có thể có được 100 khách hàng đầu tiên, phải giải quyết khiếu nại của khách hàng như thế nào, sắp xếp công việc nhân viên ra sao…

2. Lợi ích

Mở nhà hàng cần khoản vốn ban đầu khá nhiều, do đó khi có nhiều thành viên cùng thành lập nhà hàng thì lợi ích ban đầu là nguồn tài chính sẽ bớt phải lo lắng hơn.

Không chỉ vậy, việc hợp tác với nhau sẽ giúp bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho nhau. Ví dụ một người giỏi kế toán, có khả năng quản lý nhưng lại không hiểu về các món ăn kết hợp với một người có khả năng đầu bếp giỏi để mở nhà hàng là một quyết định kinh doanh đúng đắn…

3. Trở ngại

Kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ và “lãi mẹ đẻ lãi con”, do đó nếu mất khả năng kinh doanh thì hai hay nhiều bên rất dễ xảy ra bất đồng khi phải cùng bỏ thêm tiền để duy trì hoạt động nhà hàng.

Tính cách cá nhân của từng người dễ gây xung đột trong cách quản lý, mà nếu không có cách giải quyết hay hợp tác, sẽ dễ dẫn đến nhà hàng đóng cửa, chấm dứt hoạt động.

4. Thỏa thuận

Cách tốt nhất để tránh được xung đột có khả năng xảy ra và điều hành tốt việc kinh doanh thì các bên cần phải thiết lập những thỏa thuận bằng văn bản ngay từ đầu, vạch ra những điều khoản rõ ràng và cứ theo đó tuân chỉ hoạt động, nên chu đáo ghi mọi tình huống để dễ dàng hơn khi hoạt động sau này.

5. Đóng góp của các bên

Khi góp vốn kinh doanh, phải ghi nhận đóng góp rõ ràng và minh bạch từ các bên. Thông thường, việc đóng góp của các bên là bằng tiền mặt hoặc một thành viên nào đó đóng góp tài sản cố định, bất động sản… Dù bằng hình thức nào cũng là sự đóng góp cho công việc kinh doanh chung và được ghi nhận bằng văn bản.

6. Phân chia lời lỗ

Một trong cách dễ dàng nhất để phân bổ lời lỗ là các bên chia đều nhau, nếu có sự thỏa thuận trước. Nhưng hầu hết các bên phân bổ lời lỗ theo tỉ lệ vốn góp. Khi hợp tác với nhau, bạn cần xem xét và thống nhất về điều này.

Góp vốn kinh doanh cần xem xét quyền hạn mỗi bên
Góp vốn kinh doanh cần xem xét quyền hạn mỗi bên

7. Quyền hạn của các bên

Hiểu đơn giản đây là việc phân chia ai quản lý, được quyền quyết định đến đâu trong quá trình điều hành nhà hàng. Càng phân chia cụ thể quyền hạn các bên thì càng khó xảy ra xung đột về cách quản lý nhà hàng hay quyền lợi.

Nên tùy thuộc vào số vốn góp, kỹ năng, kiến thức của mỗi bên để phân chia quyền hạn cho chính xác và hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của cửa hàng. Các quyền hạn không được chồng chéo lên nhau mà rõ ràng, phụ trách mỗi mảng riêng để tránh gây xung đột.

8. Chấp nhận người mới

Nếu kinh doanh thuận lợi thì yên tâm nhưng khi nhà hàng gặp khó, phải mở cửa cho đối tác mới có tiềm lực tài chính và kỹ năng quản lý cùng chung sức. Vì thế bạn cần có các quy định cho việc này, như chấp nhận thêm bao nhiêu thành viên, số vốn góp, quyền lợi, nghĩa vụ…

Quy định này cũng nhằm chống một thành viên nào đó muốn thâu tóm nhà hàng. Phương pháp chung trong việc chấp nhận thành viên mới là các thành viên cũ phải biểu quyết theo đa số.

9. Rút vốn

Đôi khi một số thành viên vì lý do nào đó muốn bán cổ phần hay rút vốn khỏi nhà hàng. Cần lường trước điều này để tránh làm cho nhà hàng bị sụp đổ do dòng tiền dùng để kinh doanh bị rút đi đột ngột.

Do đó, cần có quỵ định cụ thể trong trường hợp này, như cần thông báo trước bao lâu, ai sẽ mua lại cổ phần của thành viên đó với giá bao nhiêu, kể cả cần quy định cho người thừa kế cổ phần đó nếu một khi người sở hữu cổ phần trong nhà hàng qua đời…

10. Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp là điều vẫn có thể xảy ra dù đã có thỏa thuận kinh doanh ràng buộc nhau. Do đó, hãy phác thảo những dự báo cho các giải pháp giải quyết xung đột nếu có.

Một cách dễ dàng và hữu hiệu nhất là mời bên thứ ba có uy tín và quyền lực để trung hòa các tranh chấp trong nhà hàng, nếu như không muốn giải quyết bằng con đường tòa án.

11. Cần có luật sư

Nếu như bạn và nhà đồng sáng lập không có khả năng xây dựng các quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn trong nhà hàng, hãy thuê luật sư thực hiện điều đó. Thuê luật sư có khi phải tốn số tiền không nhỏ nhưng đổi lại, bạn sẽ yên tâm kinh doanh vì có luật pháp công minh với những điều khoản rõ ràng.

11 điều cần xem xét khi góp vốn kinh doanh nhà hàng
Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

1 COMMENT

  1. […] Thiết lập văn phòng tại nhà là cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất, thiết thực và hợp lý khi chưa có doanh thu và chưa tìm được nguồn đầu tư. Chỉ cần chọn một không gian hợp lý trong nhà và thiết kế thành văn phòng làm việc là bạn đã có thể bắt tay vào hoạt động kinh doanh. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here