Kinh doanh online chưa bao giờ xuôi chèo, mát mái và dễ dàng. Trái lại, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn hàng, phải cạnh tranh khốc liệt với các shop online khác và giữ chân khách hàng.
Hết mình phục vụ, tận tình tư vấn nhưng không phải khách hàng lúc nào cũng là thượng đế mang lại niềm vui cho bạn. Dưới đây là những tình huống “dở khóc dở cười” mà những ai đã, đang và sắp kinh doanh online cần biết để rút kinh nghiệm và tránh những sai lầm không đáng có:
1. Khách hủy bỏ không lấy hàng, lừa đảo lấy hàng
Đối với các shop bán hàng online, việc đặt hàng thường được thực hiện qua mạng và điện thoại. Vì thế, những đơn hàng này có thể bị khách hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần phải phản hồi hay có lý do chính đáng khiến nhiều shop “hụt hẫng” và lao đao.
Tuy nhiên, với những đối tượng khách hàng “mưa nắng thất thường” này, chủ shop bán hàng online vẫn còn giữ được hàng và không bị lừa tiền. Còn đối với những khách hàng có chủ ý “lừa đảo” thì việc bị mất cả hàng và tiền là chuyện thường ngày ở huyện mà rất nhiều shop online đã từng nếm trải.
Bạn phải hết sức cảnh giác với những khách hứa hẹn sẽ chuyển khoản sau khi nhận được hàng vì sau khi hàng được giao đi, khách hàng có thể sẽ biến mất không để lại dấu vết.
Một số trường hợp, chủ shop còn bị lừa ngay trước mắt mà không thể làm được gì khi mang nhiều váy cho khách thử, vừa cái nào lấy cái đó. Khách lại ở tòa nhà cao tầng, khách lên nhà thử đồ, chủ shop chờ đợi ở dưới và mãi lâu không thấy khách trở xuống mới biết bị lừa.
2. Khách hàng “chỉ muốn sang mồm”
Nghe thì có vẻ không có kiểu khách này nhưng rất nhiều chủ shop online phải thừa nhận đã từng gặp những người như vậy.
Có những vị khách chỉ thích order cho sang mồm, họ bình luận hỏi lấy size này, size kia… rất dõng dạc như thể cho người khác thấy mình sẵn sàng mua đồ không tiếc tay. Nhưng khi hàng về, họ chầy cối hơn cả con nợ, không đọc tin nhắn, điện thoại thì gọi cháy máy vẫn không nghe… Cái kết là những khách hàng kia được dịp “khoe mẽ” với người khác rằng ta lắm tiền, ta chơi sang, nhưng sau đó thì “lặn không sủi tăm”.
Khổ nỗi là đa số những khách hàng “sang mồm” này thường oder những mặt hàng có giá trị cao khiến nhiều chủ shop tưởng bở “khách sộp”.

3. Chủ shop bị đe dọa sức khỏe, tính mạng
Mất tiền, mất hàng đã đành, nhưng ngay cả sức khỏe, tính mạng và những giá trị cao quý của đời người cũng là một điều luôn đe dọa đối với những người đang lăn lộn kinh doanh online.
Không khó để bắt gặp trên các báo câu chuyện về những chủ shop đi ship hàng cho khách bị họ đánh “gẫy mũi bằng 1 cây vợt tennis” hay nảy ra xung đột đánh nhau, khách gọi “quân” toàn tên đô con đến dọa nạt, đe dọa…
Lý do của những việc này là từ những “sự trở mặt” của khách hàng. Chính vì thế, shiper hay chính những chủ shop đi giao hàng luôn phải sẵn sàng đối mặt những điều không thể lường trước được.
Khi nhận hàng, đôi khi có thể do khách quan, cũng có thể do chủ quan, mà khách hàng có thể tìm ra được 101 lý do để vặn vẹo và chỉ trích về sản phẩm. Nếu người bán hàng cam chịu chấp nhận, đồng nghĩa rằng họ sẽ mất công sức đi lại, công sức bán hàng và ngay chính số tiền họ phải ứng ra để mua hàng. Còn nếu như người bán không thể cam chịu, thì sự xung đột giữa kẻ bán người mua hoàn toàn có thể xảy ra và người chịu thiệt luôn là người bán.
[…] cần xác định rõ tập khách hàng mục tiêu của mình là ai để có định hướng cụ thể. Ví dụ bạn hướng đến học […]