Mua sắm trực tuyến đang dần thay thế cách mua truyền thống. Nắm bắt tình hình này, rất nhiều người chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến và gặt hái rất nhiều thành công.
Nhắc tới những sàn thương mại điện tử “khét tiếng” dưới đây hẳn không ai là không biết và những CEO sáng lập đã trở thành tỷ phú nhờ nhanh nhạy trong lĩnh vực này.
Bezos – CEO Amazon

Bắt đầu từ garage gia đình, Bezos đã vươn lên thành tỷ phú nhờ việc mua bán các món đồ trực tuyến và hình thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Năm 2015 là thời điểm thành công rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển của Amazon với doanh thu gần 110 tỉ USD. Họ vượt qua đại gia Wal-mart để trở thành hãng bán lẻ lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường.
Cùng sự lớn mạnh như vũ bão của dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services, cổ phiếu của hãng này tăng tới 210% sau một năm, đưa tài sản ròng của Bezos gia tăng mạnh mẽ.
Jack Ma – CEO Alibaba

Ông là tỷ phú, doanh nhân thương mại điện tử người Trung Quốc, là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba, một gia đình của các doanh nghiệp dựa trên Internet rất thành công. Ông là doanh nhân Trung Quốc đại lục đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Forbes.
Jack Ma lần đầu tiếp xúc Internet vào năm 1995 trong một chuyến đi ngắn tới thành phố Seattle. Ông đã tìm từ “beer” (bia) trên Yahoo! và nhanh chóng bị ám ảnh bởi mạng máy tính toàn cầu.
Sau đó, ông thành lập công ty Internet đầu tiên của mình, một danh bạ trực tuyến tên là China Pages, nhưng năm sau đã từ bỏ, sau khi chính quyền ép thành lập liên doanh với một doanh nghiệp nhà nước.
Năm 1999, trong căn hộ ở Hàng Châu, ông cùng 17 người bạn thành lập Alibaba với số tiền 60.000 USD. Hiện Alibaba là hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc. Jack Ma được coi là Jeff Bezos của đất nước đông dân nhất thế giới.
Năm 2014, Alibaba trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu với giá trị IPO lớn nhất thế giới: 25 tỉ USD. Jack Ma đang là người giàu thứ 2 Trung Quốc. Tham vọng của Jack Ma là tiếp tục đưa Alibaba phát triển lớn mạnh trong vòng ít nhất là 102 năm nữa.
Pierre Omidyar – CEO eBay

Pierre Omidyar tạo ra eBay chỉ để giúp bạn gái bán một bộ sưu tập kẹo. Nhưng 17 năm sau, nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị vốn hóa lên tới 56 tỷ USD và mang về cho Omidyar 6,7 tỉ USD tài sản.
Pierre Omidyar hiện là người giàu nhất Hawaii và sống trong một biệt thự sang trọng tại Honolulu. Ông cũng đã nghỉ hưu từ lâu và cam kết dành 90% tài sản làm từ thiện sau khi chết.
Michael Duke – CEO Walmart

Walmart là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, đồng thời là công ty đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500). Wal-Mart có 2,1 triệu nhân viên, nhiều gấp 7 lần dân số của đảo quốc Iceland. Mỗi tuần, Wal-Mart phục vụ hơn 200 triệu khách hàng tại hơn 9.600 cửa hàng bán lẻ tại 28 quốc gia.
Năm tài khóa 2011, Wal-Mart đạt mức doanh thu 419 tỷ USD, nhiều hơn 7 tỷ USD so với GDP của Nauy. Nếu là một quốc gia, Wal-Mart sẽ là nền kinh tế lớn thứ 25 trên thế giới.
Vào năm 2000, CEO Michael Duke của Walmart hưởng mức lương 35 triệu USD. Một giờ đồng hồ làm việc của Micheal nhận khoản tiền còn lớn hơn cả lương mà một nhân viên làm việc toàn thời gian tại Walmart nhận được trong cả năm.
Kể từ ngày 01/02/2014, Doug McMillon chính thức trở thành CEO của tập đoàn Walmart thay cho Michael Duke – người kế nhiệm Lee Scott vào năm 2009.
Hiroshi Mikitani – CEO Rakuten

Mikitani tốt nghiệp đại học Hitotsubashi, sau đó khi đang làm việc cho ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản, ông được cử đi du học ở Mỹ với khóa học MBA tại đại học Havard.
Ngày 7/2/1997, Mikitani cùng một số người bạn của mình lập ra Rakuten với 250.000 USD mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào khác về tài chính. Tới nay trang web này đã trở thành một đại siêu thị ảo với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 13,5 tỷ USD và doanh thu hàng năm trên 4 tỷ USD.
Rakuten luôn giữ vững ngôi vị website thương mại điện tử số 1 tại Nhật Bản, đồng thời là một trong những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này trên toàn thế giới.
Công ty này cũng thuộc top 10 doanh nghiệp Internet lớn trên thế giới với doanh thu hàng năm 5 tỷ USD.
Richard Liu – CEO JD.com

Đây là hãng thương mại điện tử lớn nhì Trung Quốc. Ý tưởng mở website bán hàng online đến với Richard Liu khi dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc năm 2003, khiến công ty bán sản phẩm quang – từ của anh phải đóng cửa. JD được thành lập một năm sau đó.
Sau 10 năm, hãng hiện có 86 nhà kho, hơn 1.600 trạm vận chuyển và 214 điểm lấy hàng trên khắp Trung Quốc. JD cho biết họ hiện là website bán hàng trực tiếp qua mạng lớn nhất Trung Quốc về khối lượng giao dịch, với 46,5% thị phần trong nước.
Liu hiện là người giàu thứ 24 trong danh sách Richest In Tech của Forbes với khối tài sản ròng có giá trị 8,7 tỷ USD, sau Lei Jun (Xiaomi) với 9,1 tỷ USD, Robin Li (Baidu) với 14,7 tỷ USD và nhà sáng lập hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba, Jack Ma với 22 tỷ USD.
Marc Lore – CEO Diapers.com

Marc Lore cùng anh bạn thân Vinit Bharara sáng lập doanh nghiệp bán trực tuyến sản phẩm dành cho bà mẹ và em bé Diapers.com.
Tổng doanh thu đạt 89 triệu USD, phục vụ cho 550.000 khách hàng. Năm 2010, Marc Lore bán Diapers cho Amazon với giá 540 triệu USD.
CEO này tiếp tục thành lập Jet.com, một startup bán lẻ trực tuyến vào tháng 7/2015. Trang bán hàng này vừa được đầu tư thêm 350 triệu USD, đưa trị giá lên 1,35 tỷ USD. Nó hứa hẹn sẽ được định giá tối thiểu 2 tỉ USD, đủ sức cạnh tranh với Amazon và Walmart.
[…] Người khổng lồ về web đã khởi kiện 3 trong số các nhà bán lẻ của mình: 1 công ty Trung Quốc có tên CCBetterDirect, Michael Abbara và Kurt Bauer. Cả 3 người trên, các đánh giá giả mạo lên tới 40% tổng số đánh giá, vì vậy việc vi phạm là không thể xem nhẹ. […]
[…] thế giới. Mã Vân được biết đến với nhiều tư cách: nhà sáng lập của tập đoàn Alibaba, diễn giả, nhà từ thiện và tỷ phú. Với mỗi một vai trò, Mã Vân đều gặt […]
[…] đến tên tuổi của những tỷ phú lừng danh này không ai là không biết đến nhưng rất ít người biết được họ từng có […]
[…] tư tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang ngày 14/6, Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, thừa nhận rằng ngày nay vô số hàng giả ở Trung Quốc có chất lượng tốt […]
[…] một số khảo sát thị trường ở Mỹ, tổng giao dịch thương mại điện tử của phái đẹp năm 2012 là 58% và nam giới là […]
[…] được công ty tiếp thị video trực tuyến Invodo công bố, lượt xem video tại các website thương mại điện tử ở Mỹ đã tăng 42% trong năm 2015. Điều này cũng dẫn đến kết quả khả quan là […]
[…] Mới 14 tuổi nhưng cậu bé Will Deeth đã kiếm được 10.000$ một tuần nhờ buôn bán đồ chơi Trung Quốc trên Ebay. […]
[…] thiết thực, tương tác hiệu quả là những yếu tố thu hút khách hàng đến với website mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên không phải website nào cũng thu hút lượng lớn khách hàng tương tác […]
[…] là website TMĐT tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại của Hàn Quốc. Nó giống như một phiên […]
[…] đánh giá trên mạng xã hội như facebook, twitter, instagram… và trên các trang thương mại điện tử mua bán đang trở nên rất phổ biến hiện […]
[…] qua nhiều thất bại lớn nhỏ, Amazon vẫn đứng vững và toả sáng nhờ sức bật dẻo dai, tầm nhìn và ý chí không […]
[…] 2014, ELuxurySupply.com từ thương mại điện tử trở thành 1 nhà sản xuất bằng việc mua lại nhà cung cấp chăn đệm Regency Pad […]
[…] 2014, ELuxurySupply.com từ thương mại điện tử trở thành 1 nhà sản xuất bằng việc mua lại nhà cung cấp chăn đệm Regency Pad […]
[…] khi các công ty thương mại điện tử lớn như Amazon, Zappo’s, Target, Macy’s, và Walmart vẫn đóng gói sản phẩm trong […]